Suy yếu hệ miễn dịch ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, mãn tính và dai dẳng thường là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng suy yếu hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, hàng rào bảo vệ cho cơ thể trước những tác nhân gây bệnh sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, khiến sức đề kháng của trẻ không còn tốt như trước

1. Nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ em

Hệ miễn dịch được xem là một hàng rào bảo vệ trọng yếu của cơ thể con người trước những tác nhân gây hại cho sức khoẻ như vi rút, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể trẻ đầy lùi được các loại bệnh nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ nhờ vào tác động tăng sinh tế bào lympho Ttế bào lympho B.

Tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, suy yếu hệ miễn dịch ở trẻ em được chia thành 2 loại chính, bao gồm tiên phát và thứ phát.

*Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát: Thường xảy ra do cơ thể trẻ có những khiếm khuyết về mặt di truyền, suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch B và T, có các rối loạn tế bào mầm dòng lympho, rối loạn hệ thống bổ thể hoặc hệ thống thực bào. Những yếu tố trên đều được xem là nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch suy giảm ngay từ lúc trẻ mới sinh ra. Điều này cũng khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, nhiễm vi rút và đặc biệt là các bệnh tự miễn.

*Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát: Thường xảy ra ở những trẻ khoẻ mạnh bình thường bị mắc các bệnh nhất định. Ngoài ra, hệ miễn dịch suy giảm ở dạng thứ phát cũng có thể liên quan đến việc sử dụng glucocorticoid, bức xạ X - quang, phẫu thuật hoặc chấn thương. Mặt khác, những trẻ mắc các bệnh như đái tháo đường, thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc suy dinh dưỡng protein năng lượng cũng có thể làm cho hệ miễn dịch suy giảm, khó chống lại các tác nhân gây bệnh.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ cũng có thể xảy ra do các yếu tố khác như:

  • Trẻ bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), bao gồm cả những trẻ đã chuyển sang giai đoạn AIDS toàn diện.
  • Trẻ được cấy ghép nội tạng.
  • Trẻ mắc bệnh ung thư.
suy-yeu-he-mien-dich-o-tre-em
Tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ xảy ra do cơ thể có những khiếm khuyết về mặt di truyền

2. Tiêm vắc - xin cho trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch

Nếu trẻ có hệ miễn dịch suy giảm, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị tiêm một số loại vắc - xin nhất định. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể chọn đợi cho đến khi hệ thống miễn dịch của trẻ khoẻ mạnh hơn trước khi tiêm các loại vắc - xin này.

Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi cho trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch tiêm vắc - xin:

  • Đối với trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu, bác sĩ có thể đề nghị hoãn hoặc không sử dụng các loại chủng ngừa có chứa vi rút sống nhằm tránh những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của trẻ có thể xảy ra do vắc - xin. Những loại vắc - xin này sẽ bao gồm vắc-xin thuỷ đậu (varicella), sởi-quai bị-rubella (MMR) và vắc-xin cúm dạng xịt qua mũi. Nếu trẻ mắc bệnh ung thư và được điều trị bằng hoá trị, vắc – xin vi rút sống có thể được tiêm từ 3 tháng trở lên sau khi quá trình điều trị kết thúc.
  • Nhìn chung, vắc-xin chứa vi khuẩn hoặc virus bất hoạt có thể được sử dụng cho trẻ em có hệ miễn dịch suy giảm. Tuy nhiên, hiệu quả của những loại chủng ngừa này có thể khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Bác sĩ có thể đề nghị tiêm cho trẻ các loại vắc – xin chứa vi rút bất hoạt hoặc các thành phần của vi khuẩn không làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ ở trẻ em bị suy yếu hệ miễn dịch, bao gồm bạch cầu, uốn ván và ho gà, bệnh viêm gan B, viêm gan siêu vi A, bệnh bại liệt, phế cầu, Haemophilus influenzae loại B, não mô cầu và vắc-xin cúm đã bị bất hoạt.
Nếu trẻ có hệ miễn dịch suy giảm, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị tiêm một số loại vắc – xin nhất định
Nếu trẻ có hệ miễn dịch suy giảm, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị tiêm một số loại vắc – xin nhất định
  • Những trẻ em sử dụng corticosteroid cũng có nguy cơ cao bị suy yếu hệ thống miễn dịch. Quyết định sử dụng vắc-xin ở những trẻ này thường phụ thuộc vào liều lượng steroid được sử dụng cũng như cách dùng các loại thuốc này. Chẳng hạn, nếu steroid được dùng dưới dạng thuốc bôi trực tiếp lên da hoặc được hít qua vào dưới dạng bình xịt (để điều trị cho tình trạng dị ứng hoặc hen suyễn), chúng sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của trẻ. Điều này cho thấy, những trẻ sử dụng corticosteroid có thể tiêm vắc-xin vi rút sống. Ngoài ra, trẻ uống thuốc steroid liều lượng thấp hoặc vừa phải cũng có thể được tiêm vắc-xin vi rút sống một cách an toàn.

Ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch cho những trẻ thông qua tiêm vắc-xin, bạn cũng có thể cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ như lysine, kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B, chiết xuất gừng và quả sơ ri, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ, kích thích vị giác, hệ tiêu hoá và giúp trẻ ăn ngon tự nhiên.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Nguồn tham khảo: healthychildren.org, laminkid.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan