Tại sao con bạn nổi cơn thịnh nộ?

Cơn giận dữ là một phần bình thường của quá trình trưởng thành ở trẻ, nổi cơn thịnh nộ là biểu hiện của sự thất vọng của trẻ trước những thách thức của thời điểm này. Có lẽ con bạn đang gặp khó khăn khi tìm ra điều gì đó hoặc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Có thể con bạn không có vốn từ vựng hoặc không thể tìm thấy từ để thể hiện cảm xúc của mình. Sự thất vọng có thể gây ra sự tức giận, dẫn đến một cơn giận dữ ở trẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để hiểu về nguyên nhân và cách cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể giải quyết khi trẻ nổi cơn thịnh nộ.

1. Tại sao trẻ có những cơn giận dữ?

Giận dữ là một cách biểu đạt cảm xúc của con người, vậy nên ngay cả trẻ em cũng có thể xuất hiện những cơn giận dữ, thịnh nộ. Cơn giận dữ thường xuất hiện đột ngột, đôi khi tăng lên thành dữ dội, ví dụ như khi cả gia đình đang vui vẻ ăn uống trong nhà hàng, phút trước cả nhà còn cười đùa vui vẻ nhưng phút sau trẻ có thể thút thít, rên rỉ sau đó là kêu gào lên vì không thể uống nước bằng ống hút được. Trẻ sẽ không kiên trì thử đi thử lại mà thay vào đó là sự cáu giận. Vì thế, trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi đặc biệt dễ nổi cơn thịnh nộ hơn so với lứa tuổi khác. Mặc dù những lần biểu đạt cảm xúc như thế này có thể sẽ diễn ra hằng ngày nên các bậc phụ huynh cũng không nên lo lắng, chỉ cần nhẹ nhàng giải quyết vấn đề thì mọi chuyện sẽ ổn hơn. Claire B. Kopp, giáo sư tâm lý học phát triển ứng dụng tại Đại học Claremont Graduate của California, cho rằng phần lớn vấn đề của trẻ là do kỹ năng ngôn ngữ không đồng đều. Bà nói: “Trẻ mới biết đi đang bắt đầu hiểu nhiều hơn những từ mà chúng nghe được, nhưng khả năng tạo ra ngôn ngữ của chúng rất hạn chế. Khi con bạn không thể bày tỏ cảm giác của mình hoặc những gì mình muốn, sự thất vọng sẽ tăng lên”. Do đó, cơn giận dữ của trẻ thực chất cũng chỉ là một vấn đề thường nhật, giúp trẻ bày tỏ được cảm xúc khi đó của bản thân mình.

Trẻ 23 tháng tuổi thường khó kiềm chế cơn giận
Ngay cả trẻ em cũng có thể xuất hiện những cơn giận dữ, thịnh nộ

2. Cách xử lý cơn giận dữ của trẻ

Cần làm thế nào để xử lý cơn giận dữ của trẻ, các phụ huynh có thể tham khảo 7 cách sau:

2.1. Đừng mất bình tĩnh

Một cơn giận dữ không đơn giản chỉ là biểu đạt cảm xúc trên khuôn mặt, ngoài đá, la hét và đập sàn thì trẻ có thể có những biểu hiện hung hăng hơn như ném đồ vật, đánh và nín thở đến mức xanh mặt. Mặc dù điều này có thể khó xử lý nhưng các phụ huynh không cần lo lắng vì ngay cả việc nín thở cũng là một hành vi bình thường của trẻ khi đang nổi cơn thịnh nộ. Những lúc này, trẻ không thể lắng nghe lý trí, mặc dù sẽ có một số phản ứng tiêu cực nhưng các phụ huynh cũng không nên quát mắng lại trẻ, điều đó khiến trẻ càng hoang mang, bực tức hơn. Thay vào đó, các phụ huynh chỉ cần ngồi xuống và ở bên cạnh trẻ trong khi trẻ đang nổi cơn thịnh nộ, cho đến khi nó qua đi. Đây là một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, khi cảm xúc của trẻ bất ổn thì việc có người thân bên cạnh là rất cần thiết, trẻ sẽ không còn sợ hãi và cảm thấy cảm kích khi có cha mẹ ở cạnh. Đôi khi ngay cả các phụ huynh cũng sẽ cảm thấy bực bội vì những cơn thịnh nộ vô cớ của trẻ, những lúc này, một số chuyên gia khuyên các phụ huynh nên bình tĩnh rời khỏi phòng và quay lại khi cảm xúc đã ổn định hơn. Bản thân các phụ huynh cần bĩnh tĩnh để giúp trẻ bình tĩnh lại. Một số chuyên gia cũng khuyên các phụ huynh nên bế con nếu điều này có thể, nhất là khi trẻ không quấy khóc quá nhiều, điều này trẻ sẽ cảm thấy được an ủi phần nào. Tuy nhiên một số ý kiến khác lại cho rằng chiến thuật đó sẽ khích lệ trẻ tiếp tục những hành vi tiêu cực đó, tốt hơn hết là các phụ huynh nên phớt lờ cơn giận của trẻ cho đến khi trẻ có thể bình tĩnh lại. Các phụ huynh cũng có thể nhận thấy được rằng thời gian chờ đợi trẻ bình tĩnh mà được sử dụng hợp lý cũng là một giải pháp tốt. Thông và những việc xử trí thử và sai, các phụ huynh có thể biết được cách tiếp cận nào phù hợp với trẻ. Tuy nhiên, cách phụ huynh chọn xử lý cơn giận dữ của trẻ cần có tính nhất quán, để trở thành chìa khóa sử dụng hữu hiệu nhất.

2.2. Hãy nhớ rằng cha mẹ là người lớn.

Cho dù cơn thịnh nộ của trẻ kéo dài bao lâu thì các phụ huynh cũng đừng nhượng bộ những đòi hỏi vô lý của trẻ hãy cố gắng thương lượng với đứa trẻ đang la hét. Điều này sẽ không có hiệu quả, thậm chí còn khiến cả 2 bên bực tức và mất kiểm soát hơn. Các phụ huynh nên cố gắng không nên để ý về những gì mà mọi người xung quanh đang nghĩ, đôi khi họ sẽ cho rằng cha mẹ trẻ không dỗ trẻ là một điều tồi tệ nhưng sẽ tồi tệ hơn khi điều đó tạo tiền đề cho những lần tiếp theo của trẻ, khiến trẻ không thể học được cách kiểm soát cảm xúc của bản thân.

trẻ hay nói tục
Cha mẹ không nên nhượng bộ những đòi hỏi vô lý của trẻ

Nếu cơn tức giận của trẻ lên cao tới mức ném đồ đạc, la hét không ngừng, thậm chí là đánh vật nuôi, đánh những người xung quanh, hãy bế trẻ đến một nơi an toàn, chẳng hạn như phòng ngủ của trẻ. Sau đó nói với trẻ lý do tại sao trẻ lại bị đưa vào đó và cho trẻ biết rằng trẻ sẽ phải ở lại đây cho đến khi trẻ bình tĩnh, không có những hành vi trước đó nữa. Nếu trẻ nổi giận ở nơi công cộng như nhà hàng ăn, khu vui chơi, thay vì để trẻ la hét ầm ĩ và ảnh hưởng tới những người xung quanh thì cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài cho đến khi trẻ ngừng khóc, bình tĩnh lại và lắng nghe mọi người nói.

2.3. Sử dụng thời gian chờ một cách tiết kiệm

Tùy thuộc vào mỗi trẻ mà thời điểm trẻ có thể kiểm soát được cảm xúc của mình tốt hơn, thường sẽ bắt đầu từ khoảng 18 tháng tuổi. Để cho trẻ có thời gian bình tĩnh lại bằng cách đặt trẻ ở một nơi yên tĩnh trong một khoảng thời gian ngắn có thể là một bài học tốt để trẻ tự xoa dịu cơn bực tức của bản thân. Các cha mẹ nên giải thích những gì mình đang làm và cho trẻ biết rằng đó không phải là hình phạt. Nếu trẻ không chịu ở trong phòng chờ đợi thì các phụ huynh tiếp tục đặt lại trẻ ở vị trí đó cho đến khi trẻ thực sự bình tĩnh và tiếp tục công việc của mình. Tuy nhiên cần đảm bảo sự an toàn cho trẻ, không nên có sự tương tác với trẻ hoặc gây sự chú ý cho trẻ trong thời gian đó.

2.4. Nói chuyện sau khi mọi chuyện đã ổn

Khi cơn thịnh nộ của trẻ dịu đi, các phụ huynh nên ôm trẻ lại gần và kể lại những gì đang xảy ra, thảo luận cùng trẻ về cơn giận dữ bằng những từ ngữ đơn giản và thừa nhận sự thất vọng của bản thân về trẻ. Điều này giúp trẻ nhận thức được hành vi của mình là không nên. Hãy để trẻ thấy được rằng việc thể hiện cảm xúc của bản thân bằng lời nói là tốt học cách diễn đạt những gì bản thân mong muốn bằng lời nói thay vì sử dụng những hành vi hung hăng.

2.5. Cho trẻ biết thực sự cha mẹ rất yêu thương trẻ.

Khi trẻ đã bình tĩnh trở lại thì đây là cơ hội để các phụ huynh nói chuyện với trẻ về cơn giận dữ của mình, hãy ôm trẻ thật nhanh và nói với trẻ rằng yêu trẻ rất nhiều. Điều quan trọng là đưa ra những lời khen cho các hành vi tốt, bảo gồm cả việc trẻ có thể bình tĩnh, ổn định để nói chuyện với cha mẹ.

Dạy trẻ nói chuyện
Cho trẻ biết thực sự cha mẹ rất yêu thương trẻ

2.6. Cố gắng đối đầu với những tình huống xảy ra khi cơn thịnh nộ của trẻ xuất hiện.

Nếu các phụ huynh cảm nhận được cơn giận dữ của trẻ sắp diễn ra, hãy thử đánh lạc hướng của trẻ bằng cách thay đổi địa điểm, đưa đồ chơi cho trẻ hoặc làm phân tán tầm nhìn của trẻ đơn giản bằng cách chỉ lên trời, nơi có những con chim đang bay. Ở độ tuổi này, trẻ đang trở nên độc lập hơn, vì vậy thay vì tự ý lựa chọn cho trẻ thì các phụ huynh nên đưa ra ý kiến để trẻ lựa chọn. Điều này giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng hơn và không còn cảm giác bị kiểm soát.

Các phụ huynh cố gắng giảm bớt những xung đột giữa bản thân mình đối với trẻ, khi trẻ gần gũi hơn sẽ nghe lời hơn.

2.7. Chú ý những dấu hiệu của sự căng thẳng quá mức.

Mặc dù cơn giận dữ của trẻ vẫn thường xảy ra hằng ngày trong những năm giữa tuổi chập chững biết đi, nhưng các phụ huynh cũng nên để ý những vấn đề có thể xảy ra. Như có biến động trong gia đình không, một giai đoạn cực kỳ bận rộn hay khó khăn, sự căng thẳng của cha mẹ có ảnh hưởng tới trẻ không,... Tất cả điều này đều có thể gây nổi cơn thịnh nộ.

Nếu cơn giận dữ của trẻ trở nên quá thường xuyên hoặc dữ dội (hoặc trẻ đang làm tổn thương chính mình hoặc người khác), các phụ huynh hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Bác sĩ sẽ thảo luận về các mốc phát triển và hành vi của trẻ với bạn khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Những cuộc thảo luận này là cơ hội tốt để nói về những lo lắng mà cha mẹ có về hành vi của trẻ và chúng giúp loại trừ mọi vấn đề nghiêm trọng về thể chất hoặc tâm lý. Bác sĩ cũng có thể đề xuất các cách để đối phó với các cơn bùng phát. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu trẻ có những biểu hiện khó thở khi khó chịu. Có một số bằng chứng cho thấy hành vi này có liên quan đến tình trạng thiếu sắt.

Ngoài ra, trẻ cần được bổ sung kẽm tuỳ theo từng độ tuổi để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, raisingchildren.net.au

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

648 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan