Trẻ sinh non 7 tháng có khó nuôi?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi bé của bạn đòi ra sớm khi mới chỉ ở tháng thứ 7 của thai kỳ, điều này khiến bạn lo lắng về sức khỏe của bé cũng như cách chăm sóc em bé khi trẻ sinh non như vậy. Hệ miễn dịch của trẻ cũng như sức đề kháng của trẻ sinh non tháng sẽ kém hơn so với những đứa trẻ sinh ra đủ ngày đủ tháng.

1. Thế nào là sinh non?

Trẻ sơ sinh được sinh ra khi chưa đủ 37 tuần thai kỳ được gọi là trẻ sinh non.

Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh như bại não, các khuyết tật phát triển, vấn đề về thính lực và thị lực cao hơn.

Trẻ sinh non càng sớm thì nguy cơ mắc các bệnh trên càng cao. Những trẻ sinh non thường hay gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với những đứa trẻ sinh đủ ngày đủ tháng. Sinh non chính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh trên thế giới.

Trẻ sinh non 7 tháng tuổi
Sinh non chính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh trên thế giới

Theo WHO, sinh non được phân loại như sau:

  • Trẻ sinh ra trước 28 tuần được gọi là sinh cực non
  • Trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần 28 đến tuần 32 của thai kỳ được gọi là sinh rất non
  • Trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 32 đến 33 tuần 6 ngày của thai kỳ được gọi là sinh non trung bình
  • Trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần 34 đến 38 tuần 6 ngày được gọi là sinh non muộn.

2. Trẻ sinh non 7 tháng có khó nuôi?

Trẻ sinh non 7 tháng tuổi
Việc chăm sóc trẻ sinh non 7 tháng thực sự là điều không hề dễ dàng

Việc chăm sóc trẻ sinh non 7 tháng thực sự không hề dễ dàng. Bên cạnh sự chăm sóc của bố mẹ, bé cần có sự hỗ trợ thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ sinh càng non thì càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe đồng thời tỷ lệ tử vong cũng sẽ cao hơn.

  • Những trẻ sinh non dưới 34 tuần thường đối mặt với một số nguy cơ như cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc lâu hơn, vấn đề về hô hấp.
  • Những trẻ sinh non dưới 30 tuần, thường có nguy cơ cao bị xuất huyết não, thường xảy ra trong vài ngày đầu sau sinh. Bên cạnh đó là tình trạng viêm ruột hoại tử, thường xảy ra vào tuần thứ 2-3 sau sinh, chủ yếu là đối với trẻ không được bú sữa mẹ.
  • Các bệnh lý về võng mạc ở trẻ sinh non cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không có thể gây mù lòa, thường xảy ra ở trẻ sinh non dưới 30 tuần.
  • Bên cạnh đó trẻ sinh non còn có thể sẽ phải đối mặt với các nguy cơ khác như nhiễm trùng, vàng da, thiếu máu.
  • Trẻ sinh non 7 tháng, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên trong thời gian đầu việc tiêu hóa và hấp thụ gặp khá nhiều khó khăn. Thêm vào đó, trẻ sinh non lại càng dễ bị viêm ruột nên việc tiêu hóa và hấp thụ càng trở nên khó khăn hơn.

Trẻ sinh non 7 tháng thường sẽ được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính, vì vậy mẹ nên vắt sữa đều đặn để gửi vào cho bé thường là 3 giờ/lần, kể cả bé không ăn được thì mẹ cũng nên vắt ra để duy trì nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ chính là liều thuốc quý giá nhất dành cho trẻ giúp trẻ ít bị viêm ruột và quá trình hấp thụ trở nên tốt hơn.

Với sự phát triển của y học hiện nay, đa số trẻ sinh non 7 tháng đều có thể sống và rời khỏi bệnh viện sau một thời gian được chăm sóc đặc biệt. Bố mẹ cần học cách chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế khi được gặp bé. Cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ.

Tỉ lệ sống sót của trẻ sinh non không phụ thuộc hoàn toàn vào tuổi thai, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác và một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là cách chăm sóc kịp thời và phù hợp.

Việc chăm sóc trẻ sinh non 7 tháng cũng có sẽ có sự khác nhau giữa các trẻ bởi nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé cũng như quá trình chăm sóc của các bé.

3. Các phương pháp điều trị thường gặp ở trẻ sinh non 7 tháng

Trẻ sinh non 7 tháng không thể tự thở, tự ăn hoặc tự giữ ấm được, chính vì vậy trẻ cần phải được chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • Trẻ được theo dõi huyết áp, nhịp tim, hơi thở 24/24 để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có.
  • Trẻ được đưa vào lồng ấp để được chăm sóc tốt. Giúp cho trẻ duy trì thân nhiệt ổn định.
Trẻ sinh non 7 tháng tuổi
Trẻ được đưa vào lồng ấp để được chăm sóc tốt
  • Trẻ sinh non 7 tháng khi ăn sẽ được các bác sĩ đưa qua một ống nhỏ dẫn thẳng trực tiếp vào trong dạ dày hoặc có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch.
  • Trẻ sinh non 7 tháng sẽ cần máy hỗ trợ thở để bé duy trì sự sống.

Bên cạnh đó, việc điều trị cho trẻ sinh non 7 tháng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là trình trạng sức khỏe của từng bé, chính vì vậy cách chăm sóc cũng sẽ có sự khác nhau.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã thực hiện thành công nhiều ca cứu sống cho trẻ em sinh non. Đặc biệt có những ca sinh non với tỉ lệ tử vong cao nhưng sau khi được điều trị tại Vinmec, các bé đều đã xuất viện mà không có bất cứ nguy cơ biến chứng nào lâu dài.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là bệnh viện duy nhất ở miền Bắc cứu sống được trẻ sinh non 24 tuần. Bằng các trang thiết bị hiện đại như máy thở thường, máy thở tần số cao, máy thở CPAP, lồng ấp, khả năng kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

89.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan