Vạch mặt thủ phạm gây viêm tiểu phế quản

Thời tiết giao mùa là yếu tố thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, tấn công trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ chưa có sức đề kháng khỏe mạnh chống đỡ. Một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường gặp ở trẻ và có thể tiến triển thành viêm phổi nặng, đó là bệnh viêm tiểu phế quản. Trong video dưới đây, Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu, Bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc sẽ chia sẻ thủ phạm gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ, để có cách phòng tránh hiệu quả.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu, Bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Phú Quốc

1. Những trẻ có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là viêm các nhánh phế quản nhỏ hay viêm đường thở nhỏ, gần sát phế nang là nơi trao đổi khí của cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. 80% ở trẻ 2 – 6 tháng tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, gặp nhiều nhất là virus, bao gồm: Virus RSV, Adenovirus, Influenza virus, Coronavirus, và ít gặp hơn là Mycoplasma pneumonia

Những đối tượng có nguy cơ rất cao mắc RSV như:

Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với những người trong gia đình hoặc ở nhà trẻ, bị bệnh qua chất tiết hô hấp khi ho, hắt hơi, hoặc gián tiếp qua bàn tay người chăm sóc, nhân viên y tế, đồ chơi của trẻ.

Viêm tiểu phế quản và những điều cần biết
Viêm tiểu phế quản và những điều cần biết

2. Virus RSV và những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ

Virus RSV sau khi xâm nhập và nhân lên ở đường hô hấp trên, virus đến cố định và tiếp tục phát triển trên tế bào biểu mô tiểu phế quản gây ra:

  • Hoại tử biểu mô hô hấp
  • Phá hủy tế bào nhung mao
  • Phù nề lớp dưới niêm mạc

Các mảnh vỡ tế bào và sợi fibrin(phi burin) tạo thành các nút gây tắc lòng phế quản tạo ra ứ khí phế nang, gây ra triệu chứng khò khè và khó thở khi trẻ thở ra. Nếu tắc lòng phế quản hoàn toàn sẽ gây ra xẹp phổi. Trong vài ngày đầu nhiễm RSV, trẻ có biểu hiện nhẹ như sốt, ho, chảy nước mũi. Sau đó tăng nặng dần. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu sau:

  • Có tiếng khò khè hoặc thở nặng tiếng
  • Trẻ trở nên buồn bã, kém hoạt động hơn bình thường
  • Trẻ ho có đờm liên tục
  • Trẻ có cơn ngừng thở
  • Trẻ từ chối bú mẹ hoặc bú bình
  • Dấu hiệu mất nước như khóc không ra nước mắt, ít hoặc không có nước tiểu ở bỉm tã trong vòng 12 giờ, da lạnh khô.

Thống kê tại Mỹ, hàng năm có 1 đến 2 trong số 100 trẻ dưới 6 tháng tuổi cần nhập viện vì nhiễm RSV, cần can thiệp thở oxy, đặt nội khí quản, hoặc hỗ trợ máy thở cho trẻ. Đa số trường hợp nhiễm RSV cải thiện bằng chăm sóc hỗ trợ, trẻ giảm khò khè sau 3 -4 ngày, khỏi bệnh hẳn từ 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên, trẻ có thể có các biến chứng:

  • Suy hô hấp cấp thường xảy ra 24 – 48 giờ sau nhập viện, nếu xử trí không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Bội nhiễm vi trùng thường làm điều trị khó khăn và kéo dài
  • Tình trạng mất nước nếu trẻ không được cung cấp đủ lượng nước, dịch
  • Trẻ suy dinh dưỡng do lượng thức ăn nạp vào không đủ so với nhu cầu
  • Khò khè kéo dài đến vài tháng làm trẻ lệ thuộc oxy, có thể dẫn đến loạn sản phổi.

Trong bệnh viện, để chẩn đoán virus RSV, trẻ được thăm khám lâm sàng các bộ phận trong đó có nghe phổi, hỏi cha mẹ tiền sử và diễn biến bệnh của trẻ. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định, bao gồm:

  • Chụp X Quang phổi để đánh giá tổn thương phổi
  • Khí trong máu: cần thiết trong các trường hợp nặng để đánh giá sự trao đổi khí, cung cấp oxy.
  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Ion(i ông) đồ máu
  • Xét nghiệm dịch đờm, dịch mũi để tìm virus RSV hoặc các nguyên nhân gây bệnh khác.

Điều trị trẻ viêm tiểu phế quản bao gồm cải thiện triệu chứng của bệnh và hạn chế ảnh hưởng nặng tới hệ hô hấp của trẻ. Các trường hợp nhẹ điều trị tại tuyến y tế cơ sở hoặc có thể chăm sóc tại nhà như sau:

  • Làm sạch dịch nhầy ở mũi bằng nhỏ nước muối sinh lý, giúp thông thoáng đường thở cho trẻ
  • Đảm bảo phòng ở có đủ độ ẩm (có thể dùng máy tạo ẩm) để trẻ dễ thở hơn
  • Cho trẻ uống nước chia thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước. Cho trẻ ăn bú bình thường. Đối với trẻ nhũ nhi, tăng cường số lần bú mẹ.
  • Sử dụng thuốc hạ nhiệt khi trẻ bị sốt, như acetaminophen (a xơ ta mi nô phen)
  • Theo dõi sát diễn tiến bệnh
  • Tái khám lại sau 2 ngày hoặc tái khám ngay khi có một trong các dấu hiệu nặng như: bỏ bú, sốt cao, thở bất thường, tím tái.

Các trường hợp nặng cần nhập viện, điều trị bao gồm:

  • Hỗ trợ hô hấp: Thở oxy ẩm qua cannula, thở NCPAP - thở áp lực dương liên tục qua mũi, hay thở máy
  • Thuốc giãn phế quản
  • Vật lý trị liệu hô hấp
  • Kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn
  • Cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ bằng cách nuôi ăn qua sonde dạ dày hoặc qua đường truyền tĩnh mạch
  • Dùng thuốc chống siêu vi Ribavirin(voice: ri ba vi rin) để ngăn cản sự tổng hợp protein của virus.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

223 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan