Vitamin D trong chế độ ăn của trẻ

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng kết hợp với canxi để giúp hình thành xương và giữ cho xương của trẻ chắc khỏe. Vitamin D đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch chuyển hóa, tiểu đường, loãng xương và mỏng xương.

Cơ thể chúng ta sản xuất vitamin D một cách tự nhiên khi chúng ta ở ngoài trời nắng. Vì vậy, nhiều trẻ em nhận được đủ vitamin D một cách tự nhiên khi tham gia vào hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, đi xe đạp hoặc chơi thể thao. Nhưng đôi khi cơ thể trẻ không tạo đủ vitamin D và có thể khó có đủ chất dinh dưỡng này từ chế độ ăn uống của trẻ bởi vì ít loại thực phẩm có chứa vitamin D một cách tự nhiên. Vậy nên bổ sung vitamin D trong chế độ ăn của trẻ như thế nào cho phù hợp?

1. Vitamin D trong chế độ ăn của trẻ

1.1. Tầm quan trọng của vitamin D

Vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ. Vitamin D là một dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể hấp thu canxi và photphat từ thức ăn - những chất quan trọng cho trẻ có được hệ xương khỏe mạnh và giúp kiểm soát lượng canxi trong máu. Theo nhà nghiên cứu Michael F. Holick, giáo sư y khoa, sinh lý học và lý sinh tại Trường Y Đại học Boston, thiếu hụt vitamin D không chỉ có thể gây ra bệnh còi xương (một căn bệnh có thể dẫn đến biến dạng xương và gãy xương) mà còn có thể khiến trẻ bị gãy xương, thậm chí ngăn chặn sự phát triển chiều cao được quy định bởi gen di truyền và phát triển hệ xương tối đa ở trẻ.

Một số nghiên cứu gần đây còn cho rằng, Vitamin D còn có thể ngăn ngừa một số bệnh khác cho trẻ như ung thư ruột, bệnh tim, tăng huyết áp, đột quỵ, giảm nguy cơ dị ứng cho trẻ.

Vitamin D được biết nhiều đến với vai trò liên quan đến sự phát triển xương, ngoài ra chúng còn đóng vai trò trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch để bảo vệ con bạn khi chúng lớn lên, sản xuất insulin và bảo vệ trẻ khỏi những nhiễm trùng.

di truyền bệnh tim mạch
Vitamin D có thể ngăn ngừa một số bệnh khác cho trẻ như bệnh tim

1.2. Những trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D

Các chuyên gia về nhi khoa đã đưa ra một số dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D sau:

  • Trẻ có làn da sẫm màu.
  • Trẻ em ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ví dụ như trẻ mặc nhiều quần áo hay chỉ ở trong nhà.
  • Trẻ sinh non
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên. Bởi sữa mẹ dù tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh nhưng lại chứa ít vitamin D, trẻ sẽ nhận được nguồn vitamin D dự trữ ban đầu qua sữa mẹ. Nếu một bà mẹ bị thiếu hụt vitamin D đồng nghĩa với việc con của họ cũng có lượng vitamin D thấp.
  • Trẻ mắc một số bệnh ảnh hưởng đến việc hấp thụ và kiểm soát vitamin D của cơ thể như bệnh gan, bệnh thận, bệnh xơ nang, bệnh viêm ruột...
  • Trẻ sử dụng một số loại thuốc như động kinh.

1.3. Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu hụt vitamin D

Nhiều người có lượng vitamin D trong cơ thể thấp nhưng lại không có triệu chứng, còn một số trẻ em có lượng vitamin D thấp sẽ bị bệnh còi xương chậm phát triển và tình trạng nhuyễn xương ở thanh thiếu niên và người lớn. Hiện tượng còi xương chỉ xảy ra ở trẻ đang lớn, do thiếu hụt vitamin D xương của trẻ sẽ mềm hơn khiến xương có thể bị uốn cong và dẫn đến “chân vòng kiềng”.

Việc thiếu hụt Vitamin D có thể gây ra lượng canxi thấp , dẫn đến hiện tượng mỏi cơ ở trẻ em mọi lứa tuổi , thậm chí co giật và bệnh cơ tim ở trẻ sơ sinh.

Vấn đề tiêm chủng cho trẻ sinh non (Phần 1)
Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu vitamin D

1.4. Lượng vitamin D trẻ cần

Các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa đã đưa ra khuyến nghị về lượng vitamin D cần cho trẻ như sau:

  • Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cần 400 đơn vị quốc tế (IU), hoặc 10 microgam (mcg) mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 1 tuổi cần 600 IU, hoặc 15 mcg / một ngày.

Theo Phòng quản lý chế phẩm bổ sung (một bộ phận của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ), giới hạn trên an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi là 1.000 đến 1.500 IU mỗi ngày. Đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi, giới hạn trên an toàn là 2.500 đến 3.000 IU mỗi ngày. Vitamin D được lưu trữ trong mô cơ thể, các chuyên gia khuyến nghị không nên nạp quá nhiều lượng vitamin D cần thiết, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bạn sử dụng.

Trẻ em không nhất thiết phải bổ sung vitamin D mỗi ngày. Thay vào đó hãy đặt ra mục tiêu bổ sung vitamin D cho trẻ vài ngày hoặc hàng tuần.

1.5. Nguồn cung cấp Vitamin D

Vitamin D được gọi là "vitamin ánh nắng mặt trời" vì cơ thể có thể sản xuất nó khi da tiếp xúc với ánh nắng. Nhưng cơ thể của trẻ sẽ không thể tạo ra vitamin D khi được mặc quá nhiều quần áo, bôi kem chống nắng bởi chúng ngăn cản sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời với da trẻ. Ngoài ra những trở ngại khác ngăn cản sự hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời bao gồm sương, mây, da sẫm màu và vị trí địa lý.

Rất khó để ước tính thời gian một người cần phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để có đủ vitamin D, một số nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng bạn nên cho bé trải qua 5–30 phút bên ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 sáng đến 3 giờ chiều ít nhất hai lần một tuần để hấp thụ vitamin D. Nhưng đó là quan niệm trước đây, còn hiện nay nghiên cứu đã chỉ ra rằng tia nắng cần cho sự tổng hợp vitamin D là tia cực tím B (UBV), tia này thường có vào buổi sớm hoặc chiều, nhưng khi đó bầu khí quyển lại cản trở tia cực tím do đó cơ thể không thể tổng hợp được vitamin D. Thời gian phơi nắng nên dựa vào dấu hiệu trên da của trẻ dừng lại khi thấy da trẻ ửng hồng hoặc rám nắng.

Lưu ý khi sử dụng vitamin tốt cho da, tóc, móng
Sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin D cần thiết nếu thiếu có thể làm tăng nguy cơ ung thư da

Một điều quan trọng bạn nên biết đó là bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư da, và không dễ để đánh giá dược liệu trẻ đã nhận được đủ lượng vitamin D cần thiết mà không làm tăng nguy cơ ung thư da, Bởi vậy, bạn nên cân nhắc việc bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách khác như sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin D hay tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên nên bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày. Trẻ em còn quá nhỏ không thể nhai được vitamin có thể bổ sung dạng lỏng.

Một số loại thực phẩm nhiều vitamin D:

  • 30g cá hồi chứa 102 IU
  • 180g sữa chua tăng cường chứa 80 IU
  • 30g cá ngừ đóng hộp để ráo nước hay đóng gói trong dầu chứa 66 IU
  • 60 ml nước cam tăng cường với 25% giá trị hàng ngày cho vitamin D chứa 50 IU
  • 60 ml sữa tăng cường (nguyên chất, ít béo hoặc gầy) chứa 49 IU
  • 60g ngũ cốc ăn liền tăng cường chứa 19 IU
  • 30g cá thu chứa 11,6 IU
  • 1/2 lòng đỏ trứng lớn chứa 10 IU
  • 1/2 muỗng cà phê bơ thực vật chứa 10 IU.

Lượng vitamin D trong thực phẩm khác nhau nên tùy thuộc vào kích thước các laoij rau củ quả. Tùy thuộc nhu cầu và khẩu vị của trẻ, mà bạn lựa chọn thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.

2. Chăm sóc trẻ thiếu vitamin D

sữa
Trẻ em có lượng vitamin D trong cơ thể thấp hãy cho trẻ uống 1-2 ly sữa mỗi ngày

Đưa con bạn đến bác sĩ gia đình nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào về lượng vitamin D thấp hoặc canxi thấp (như đã nói ở trên). Trẻ em có nguy cơ thiếu vitamin D nên xét nghiệm máu 3 tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc bổ sung, để kiểm tra mức độ vitamin D của trẻ. Sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ và khuyến khích trẻ ra ngoài trời nhiều hơn.

Trẻ em có lượng vitamin D trong cơ thể thấp cũng cần bổ sung canxi trong chế độ ăn uống bằng cách khuyến khích trẻ uống 1-2 ly sữa mỗi ngày hoặc sử dụng sữa chua hay pho mai. Nếu con bạn lên cơn co giật kéo dài dưới 5 phút, hãy đưa con đến bệnh viện cấp cứu gần nhất ngay sau khi cơn co giật kết thúc. Nếu cơn co giật kéo dài hơn năm phút, hãy gọi xe cấp cứu.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Cần thiết có thể bổ sung thêm các vi chất lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, rch.org.au

Video đề xuất:

Vitamin D có trong thực phẩm nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan