Những điểm cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc bé trong tháng đầu - Bài 2: Chăm sóc da và rốn

Lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Do vậy, không nên tắm làm sạch chất “gây” trên da bé ngay sau sinh. Từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Chính vì vậy mà sau khi ra đời từ 24-48 giờ, hàng ngày trẻ phải được tắm sạch.

1. Chăm sóc da và rốn

Cách chăm sóc da cho trẻ:

  • Nhiệt độ nước tắm: không quá 37°C
  • Thời gian tắm: không kéo dài quá 5 phút.
  • Nên tắm cho bé bằng nước đun sôi để nguội, chế không quá nóng trên 37 độ.
  • Có thể sử dụng dầu tắm trẻ em/lá chè xanh, mướp đắng đun sôi, chắt lấy phần nước hòa với nước đun sôi để nguội, hay hòa ít nước cốt chanh vào mùa nóng để phòng rôm sảy.
  • Thay bỉm thường xuyên, rửa bằng nước sạch sau mỗi lần đi phân.

Chăm sóc rốn:

  • Luôn giữ rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
  • Luôn luôn rửa tay trước khi chăm sóc rốn của trẻ.
  • Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn.
  • Để giữ cho cuống rốn khô bạn có thể phải khá cẩn trọng khi tắm cho trẻ sơ sinh (tắm bằng nước chín để tranh nhiễm trùng cuống rốn).
  • Làm sạch vùng bụng xung quanh rốn bằng nước sạch và vùng cuống/chân rốn của trẻ ít nhất một lần/ ngày bằng tăm bông nhúng cồn 70 độ.
  • Tránh tuyệt đối sử dụng bông gòn băng rốn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn.
  • Không sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.
  • Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên.
  • Khi rốn rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Điều này khiến cha mẹ trẻ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường.
  • Đưa trẻ đến thăm khám bác sỹ nếu:

+ Rốn tiết ra bất kỳ chất lỏng có mùi hôi.

+ Da xung quanh vùng rốn của trẻ bị viêm nhiễm.

+ Nếu trẻ bị sốt.

Những điểm cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc bé trong tháng đầu - Bài 2: Chăm sóc da và rốn
Có thể sử dụng dầu tắm trẻ em/lá chè xanh, mướp đắng đun sôi, chắt lấy phần nước hòa với nước đun sôi để nguội, hay hòa ít nước cốt chanh vào mùa nóng để phòng rôm sảy

2. Các sản phẩm nào được dùng để chăm sóc da cho trẻ ?

Xà phòng tắm:

  • Trong dân gian thường sử dụng một số lá cây để tắm cho trẻ như kinh giới, mướp đắng, lá chè xanh, nước cốt chanh loãng đặc biệt vào mùa hè để tránh rôm sảy.
  • Có thể có một số trường hợp vẫn phải sử dụng xà phòng để tắm, đặc biệt khi có nguy cơ da bị viêm. Trong những trường hợp như vậy chúng ta nên chọn loại xà phòng chứa dầu thực vật, dầu dừa hay dầu cọ hay chiết xuất từ thảo dược. Xà phòng tiệt khuẩn trẻ em chỉ sử dụng khi trẻ đã bị viêm da có mủ.

Xà phòng tạo bọt tắm không nên dùng cho trẻ nhỏ vì:

  • Những loại bọt tắm cho trẻ nhỏ (có thể chưa nhập về VN) đều chứa các chất tẩy rửa. Những chất này có thể tiêu diệt nhưng loại vi khuẩn có lợi và gây tổn hại đến lớp axit bảo vệ da.
  • Ngoài ra bọt tắm còn có thể gây viêm đường sinh dục và đường tiểu ở trẻ nhỏ.

Dầu gội đầu (shampoos)

  • Phụ thuộc số lượng tóc của từng bé để quyết định có nên dùng hay không. Với những bé không có nhiều tóc thì cũng chưa cần thiết phải dùng trong thời gian đầu.
  • Nếu bạn đã quyết định dùng dầu gội đầu cho trẻ thì nên chọn loại nhẹ. Nhận biết loại này bằng cách chọn những sản phẩm của các hãng có tiếng dành riêng cho trẻ mới sinh hay đọc các thành phần trên nhãn mác: không được chất thơm, chất màu tổng hợp, chất bảo quản dễ gây kích ứng da như quaternium 15, imidazolidyl urea, parapens...
Những điểm cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc bé trong tháng đầu
Nếu bạn đã quyết định dùng dầu gội đầu cho trẻ thì nên chọn loại nhẹ

Dầu bôi và cream

Nhưng loại kem và dầu dùng để masage cho trẻ có thể làm giảm kích ứng da. Nhưng bất cứ loại nào dùng cho trẻ em cũng đều phải không được chứa dầu có khoáng chất vì dễ gây kích ứng da. Hãy tìm những loại dầu có nguồn gốc thảo dược.

Tất cả những loại sản phẩm xoa này đều không được chứa màu, mùi tổng hợp, các chất như TEA, DEA.

Những sản phẩm có nguồn gốc động vật (mỡ cừu) cũng phải có đảm bảo từ nhà sản xuất là không có thuốc trừ sâu (ĐT, lindane, diazinon...) vì những chất này có thể thẩm thấu qua da của trẻ.

Các loại phấn

Phần lớn các loại phấn xoa chứa các thành phần rất nhỏ, có mùi thơm dễ gây kích ứng da.

Bạn chỉ nên dùng một ít phấn xoa vào một số nếp gấp da của trẻ như cổ, nách, bẹn...(nhưng không phải là bột talc). Nhưng loại bột đó phải có nguồn gốc từ bột ngũ cốc, không có mùi thơm.

Người ta hay chữa hăm cho bé bằng xoa bột phấn, nhưng cách tốt là tránh chế độ ăn có nhiều proteins và trách các chất gây kích ứng da có thể còn sót lại trên chính chiếc bim bạn dùng cho bé. Muốn vậy, trước khi đóng cho bé bạn nên vò, giũ cái bỉm bằng tay để tránh các chất hóa họa còn sót lại trên bỉm.

Nên thay bỉm cho bé kịp thời, rửa bằng nước sạch sau mỗi lần đi phân, để khô ráo trước đóng bỉm mới có thể là biện pháp tốt để giảm thiểu hăm do tã lót. Mặt khác bôi kẽm oxid, chamomite vào chỗ hăm có thể làm dịu kích ứng, khô và mềm da cho bé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan