Bà bầu có nên tắm nước nóng không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng các Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Điều tốt nhất bản thân sản phụ có thể làm cho chính mình khi mang thai là tìm cách thư giãn và nghỉ ngơi. Một trong các cách để điều đó được thực hiện là lúc tắm rửa một cách thoải mái. Ngâm mình trong nước nóng là biện pháp được nhiều người lựa chọn nhưng bà bầu tắm nước ấm có tốt không có thể là một điều còn băn khoăn.

1. Bà bầu có nên tắm nước nóng không?

Mang thai có thể là một khoảng thời gian đẹp đẽ đối với mọi người phụ nữ nhưng thật không dễ dàng để chấp nhận những thay đổi mà thai kỳ có thể gây ra trên cơ thể mình. Ngoài những tác nhân gây căng thẳng hàng ngày mà phụ nữ đang mang thai gặp phải, các hormone xuất hiện trong thai kỳ thực sự có thể làm biến đổi mọi thứ. Từ ốm nghén đến đau nhức cơ bắp và rối loạn cảm xúc, thai kỳ có thể khiến nhiều phụ nữ gặp căng thẳng quá mức. Tuy nhiên, mức độ căng thẳng quá mức và liên tục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi đang lớn dần lên trong tử cung cũng như chính sức khỏe của người phụ nữ.

Lúc này, mọi việc giúp cho sản phụ được thoải mái và thư giãn đều được ủng hộ. Tuy vậy, việc tìm được một khoảng thời gian để nghỉ ngơi có vẻ như là một nhiệm vụ bất khả thi, đặc biệt nếu sản phụ vẫn phải tiếp tục làm việc trong suốt thời kỳ mang thai. Chính vì thế, việc tắm nước ấm là một cách tuyệt vời để thư giãn vào cuối một ngày dài. Tuy nhiên, khi đang mang thai, hãy nhớ kiểm tra xem nước tắm của mình có quá nóng hay không. Tiếp xúc với nhiệt độ cao quá mức không chỉ có thể khiến sản phụ bị bỏng da do nhiệt và thậm chí có thể gây hại cho thai nhi.

Tắm
Tắm nước ấm là cách tuyệt vời để sản phụ thư giãn mỗi ngày

2. Vấn đề của việc tắm nước nóng và mang thai

Khi tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể của chính mình sẽ tăng lên. Thông thường, điều này sẽ không đe dọa sức khỏe ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, nếu nhiệt độ cơ thể của sản phụ quá cao và sản phụ bị tăng thân nhiệt thì em bé trong buồng tử cung có thể gặp nguy hiểm.

Nhiệt độ quá nóng có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khi mang thai trong ba tháng đầu - 12 tuần - khi các cơ quan của em bé đang phát triển. Não và tủy sống là những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất do tăng thân nhiệt; do đó, dị tật ống thần kinh dễ xảy ra trong thời kì này.

Một vấn đề khác với việc nước tắm quá nóng là nó có thể làm giảm huyết áp của sản phụ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu từ cơ thể mẹ đến bào thai và có thể gây nguy hiểm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Ban đầu, sản phụ có thể bắt đầu cảm thấy lâng lâng, chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn; triệu chứng nặng hơn của việc hạ huyết áp là nó làm tăng nguy cơ ngất xỉu và ngã, cuối cùng là chấn thương.

Hơn nữa, việc thận trọng khi dành thời gian đến spa nước nóng hoặc phòng xông hơi khô là điều cần thiết. Không phải là tiếp xúc trực tiếp với dòng nước nóng, nguy cơ quá nhiệt trong những buồng xông hơi vẫn xảy ra, thậm chí còn cao hơn. Điều này là do trong khi tắm, ngâm mình trong nước nóng, nhiệt độ của nước thực tế sẽ dần nguội đi; trong khi đó, nhiệt độ của spa hoặc phòng xông hơi khô vẫn được duy trì ở mức cao liên tục.

Đó là lý do tại sao phòng xông hơi khô, phòng xông hơi ướt hay bồn tắm nước nóng được nhận định là không an toàn khi mang thai. Thực tế, các sản phụ có thể tắm nước nóng cũng được, nhưng tránh tắm nước có nhiệt độ quá nóng hay tắm nước nóng lâu.

Một số bà mẹ lo lắng rằng nước tắm có thể xâm nhập vào tử cung và gây hại cho thai nhi đang phát triển. May mắn thay, em bé vẫn luôn được bảo vệ trong túi ối. Vì vậy, trừ khi nước ối bị vỡ, em bé vẫn hoàn toàn tách biệt khỏi nước đang ngâm bên ngoài.

Tắm
Sản phụ không nên tắm lâu trong nước có nhiệt độ quá nóng

3. Lựa chọn an toàn đối với việc tắm nước nóng trong thời kỳ mang thai

Nhìn chung, lời khuyên từ các chuyên gia y tế là phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng các spa và phòng tắm hơi hay tắm nước nóng. Tuy nhiên, sản phụ vẫn có thể tắm khi đang mang thai miễn là nước không quá nóng. Tránh ngâm mình trong nước nóng mà có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn 39 độ C (102,2 độ F) trong hơn 10 phút.

Dù vậy, cho đến nay, không có bất kỳ giới hạn nào về thời gian và nhiệt độ mà phụ nữ mang thai có thể ở trong môi trường nóng một cách an toàn. Do đó, khi đi tắm, hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc cẳng tay trước khi bước vào. Những phần này của cánh tay sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ và sẽ cho cơ thể ước tính tốt hơn. Nước vẫn phải đủ ấm để sản phụ có thể giải tỏa được căng thẳng, thư giãn cơ bắp nhưng nếu nhận thấy da mình ửng đỏ hoặc bắt đầu đổ mồ hôi thì có thể là nước quá nóng.

Các chuẩn xác nhất là nhúng nhiệt kế vào nước tắm hoặc sử dụng nhiệt kế dùng trong bồn tắm của trẻ em để theo dõi nhiệt độ của nước trong suốt buổi tắm. Nếu nhận thấy nhiệt độ cao, sản phụ nên nhanh chóng bước ra khỏi bồn tắm hay lập trình lại máy nước nóng để duy trì nhiệt độ thấp hơn, an toàn hơn trong thai kỳ.

Tóm lại, tắm nước nóng là một cách tuyệt vời để làm dịu các cơ bị đau và thư giãn khi mang thai. Việc thực hiện có thai được tắm nước nóng không là chỉ cần giữ nhiệt độ vừa đủ ấm, không quá nóng và cẩn thận khi bắt đầu bước vào bồn là một điều đơn giản cần được tuân thủ để có một thai kỳ nhẹ nhàng. Ngoài ra, sản phụ cũng nên đảm bảo thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa bổ sung cần thiết để câu trả lời cho câu hỏi có thai được tắm nước nóng không luôn được an toàn và khỏe mạnh cho chính mình và con trẻ trong suốt thời gian thai kỳ.

Giãn tĩnh mạch sẽ không cải thiện nếu bạn tiếp tục mang thai
Bà bầu cần chú ý khi tắm nước nóng để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan