Biến chứng của sa dây rốn là gì?

Sa dây rốn hay còn gọi là sảy thai rốn là một trong những biên cố sản khoa có khả năng gây nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi. Sa dây rốn là thuật ngữ chỉ sự bất thường ở vị trí của dây rốn ở phía trước ngôi thai hoặc bên ngôi thai, điều này dẫn đến sự chèn ép lên dây rốn trong quá trình chuyển dạ và gây ra hiện tượng thiếu máu ở thai nhi.

1. Sa dây rốn là gì?

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn nằm dưới hoặc nằm bên ngôi thai, tức là dây rốn sẽ sa xuống cổ tử cung và chui vào ống sinh trước thai nhi. Bình thường, dây rốn sa khi vỡ ối nhưng cũng có trường hợp dây rốn bị sa khi bọc nước ối chưa vỡ. Sa dây rốn nếu ở mức độ nhẹ thì không gây ra vấn đề gì nguy hiểm, khoảng 10 ca sinh thì có 1 ca xảy ra tình huống sa dây rốn. Trong trường hợp nguy cấp, nếu bị sa dây rốn mà không lấy thai nhi ra ngoài thì khả năng thai nhi sẽ tử vong trong vòng 30 phút do thai nhi bị suy thai.

Dây rốn có vai trò trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng để cho thai nhi phát triển. Nếu dây rốn bị sa và bị chèn ép thì quá trình truyền máu và oxy đến thai nhi sẽ bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn, gây ra tình trạng thiếu máu hoặc thay đổi nhịp tim của thai nhi. Sa dây rốn có thể xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ đặc biệt là khi chuyển dạ sinh.

2. Tác hại của việc sa dây rốn ở thai nhi

Nếu tình trạng sa dây rốn nguy hiểm mà không được can thiệp sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng như nhịp tim của thai nhi bị bay đổi do bị chèn ép hoặc nguy hiểm hơn là tim ngừng đập, gây ra hiện tượng toan hô hấp do khí Co2 bị tích tụ trong máu, gây ra tổn thương não do lượng máu và oxy cung cấp cho thai nhi bị tắc nghẽn, thai nhi tử vong hoặc bị suy thai.

Biến chứng của sa dây rốn là gì?
Nếu tình trạng sa dây rốn nguy hiểm mà không được can thiệp sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng

3. Nguyên nhân và dấu hiệu của hiện tượng sa dây rốn

Hiện tượng sảy thai rốn xảy ra có thể do các nguyên nhân từ phía mẹ và cũng có thể các nguyên nhân xuất phát từ phía thai nhi. Một số thai phụ do trải qua quá trình sinh nở nhiều lần nên sự tự chỉnh của ngôi thai không tốt gây nên tình trạng ngôi bất thường, hoặc phụ nữ mang thai có khối u tiền đạo, khung xương chậu bị méo hoặc hẹp cũng dễ xảy ra tình trạng sa dây rốn. Hoặc cũng có trường hợp dây rốn dài hơn bình thường hoặc quá trình thai sản xảy ra hiện tượng đa ối, vỡ ối đột ngột cũng có thể dẫn đến tình trạng sa dây rốn. Tuy nhiên, nếu thai nhi có ngôi bất thường cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng sa dây rốn.

Một số đối tượng có nguy cơ sa dây rốn khi mang thai bao gồm:

  • Phụ nữ mang song thai, đa thai
  • Thai phụ có ngôi thai không thuận, ngôi thai bất thường
  • Vị trí bám của dây rốn ở phía rìa dưới
  • Nhau thai bám ở vị trí thấp
  • Thai phụ đã trải qua nhiều lần sinh nở
  • Dây rốn dài hơn so với bình thường
  • Do tình trạng vỡ nước ối một cách đột ngột
  • Thai phụ có khung chậu quá hẹp hoặc hình khung chậu bị méo

Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng sa dây rốn bao gồm thai phụ có thể được phát hiện tình trang sa dây rốn thông qua hình ảnh siêu âm, thai phụ có cảm giác dây rốn bị sa trong âm đạo, thai phụ có thể nhìn thấy sợi dây rốn thò ra ngoài cùng với nước ối.

Khi cảm nhận được dấu hiệu bất thường của dây rốn, thai phụ cần bình tĩnh và gọi xe cấp cứu tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và hỗ trợ. Trong khi chờ xe cấp cứu tới, thai phụ chú ý nên giữ ở tư thế quỳ, khuỷu tay và bàn tay úp trên sàn nhà để tránh dây rốn bị chèn ép quá nhiều.

4. Điều trị sa dây rốn

Phương pháp điều trị sa dây rốn phổ biến hiện nay là truyền ối vào trong tử cung của thai phụ khi chuyển dạ để giảm áp lực lên dây rốn. Trong trường hợp dây rốn bị nén ít thì bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị bằng cách tăng lượng oxy cho thai nhi để cung cấp máu cho thai nhi. Nếu xảy ra tình trạng suy thai thì thai phụ có thể sẽ được chỉ định mổ lấy thai ra ngoài.

Sa dây rốn có thể có những biến chứng nguy hiểm cho cả thai nhi và thai phụ. Vì vậy từ tuần thứ 38 của thai kỳ, thai phụ cần phải đi khám và kiểm tra thường xuyên cho đến khi lâm bồn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: msdmanuals.com,

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

703 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan