Gây tê ngoài màng cứng phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Gây mê hồi sức, giảm đau - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhân xơ tử cung thường xuất hiện ở cơ trơn của tử cung phụ nữ do sự gia tăng nồng độ hormone estrogen trong cơ thể gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Vì vậy phẫu thuật nội soi bóc nhân xơ tử cung là phương pháp điều trị đơn giản và tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp vô cảm thường được sử dụng trong phẫu thuật này với những điểm cần lưu ý.

1. Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật gây tê vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng, nhằm ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh theo phân đoạn qua các rễ thần kinh, đáp ứng yêu cầu vô cảm để phẫu thuật và giảm đau.

2. Mổ nội soi bóc nhân xơ tử cung khi nào?

Phẫu thuật nội soi là kỹ thuật hiện đại đang ngày càng trở nên phổ biến với những ưu điểm vượt trội soi với mổ hở. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp u xơ tử cung đều có chỉ định mổ nội soi mà phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Kích thước khối u từ 50 mm trở lên và chưa gây chảy máu nhiều ở tử cung, chưa xâm lấn hết toàn bộ tử cung;
  • Khối u biến chứng chèn ép vào ổ bụng và bị thoái hóa;
  • Bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh hoặc nội tiết tố không ổn định;
  • U xơ nằm dưới niêm mạc hoặc nằm bên trong dây chằng;
  • Các triệu chứng tiến triển nghi ngờ u ác tính.
Chỉ một số trường hợp có u xơ tử cung được chỉ định mổ
Chỉ một số trường hợp có u xơ tử cung được chỉ định mổ

3. Chỉ định và chống chỉ định của gây tê màng cứng phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung

Gây tê ngoài màng cứng có thể được sử dụng như kỹ thuật vô cảm đơn nhất cho các phẫu thuật ở chi dưới, xương chậu và vùng bụng dưới. Trong mổ bóc nhân xơ tử cung thì gây tê ngoài màng cứng rất được ưa chuộng và giúp giảm đau sau mổ. Một số chống chỉ định của gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật này là:

  • Chưa có sự đồng ý của người bệnh;
  • Bệnh nhân dị ứng thuốc tê;
  • Viêm nhiễm vùng chọc kim gây tê;
  • Thiếu khối lượng tuần hoàn chưa bù đủ, sốc;
  • Rối loạn đông máu;
  • Dừng các thuốc chống đông chưa đủ thời gian;
  • Hẹp van hai lá khít, van động mạch chủ khít;
  • Suy tim nặng mất bù.

Sau khi gây tê ngoài màng bệnh nhân cần được theo dõi các chỉ số sinh tồn như tri giác, nhịp tim, huyết áp và độ bão hòa oxy. Ngoài ra còn cần quan tâm đến mức độ phong bế cảm giác và vận động cùng với các tác dụng không mong muốn của gây tê ngoài màng cứng.

4. Những tai biến thường gặp và xứ trí tương ứng trong gây tê ngoài màng cứng

4.1 Tai biến do thuốc

  • Dị ứng thuốc tê gây sốc phản vệ: thường ít gặp trong các thuốc tê thế hệ mới nhưng nếu gặp phải tình trạng này thì người bệnh cần được dừng thuốc tê và sử dụng phác đồ chống sốc phản vệ theo Bộ y tế.
  • Ngộ độc thuốc tê do tiêm nhầm mạch máu: cần dừng thuốc tê, chống co giật, cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn và truyền intralipid khi ngộ độc nhóm bupivacain, ropivacain.

4.2 Những tai biến do kỹ thuật

  • Thủng màng cứng: cần rút kim chuyển vị trí chọc khác hoặc đổi phương pháp vô cảm;
  • Gây tê toàn bộ tủy sống do tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện: cần cấp cứu hồi sức hô hấp và tuần hoàn ngày;
  • Hạ huyết áp, mạch chậm: điều trị bằng thuốc co mạch, atropin và bù dịch;
  • Đau đầu: cho bệnh nhân nằm bất động, bù dịch, sử dụng thuốc giảm đau và vá màng cứng bằng máu tự thân;
Đau đầu là một trong những tai biến kỹ thuật mà bệnh nhân có thể gặp phải
Đau đầu là một trong những tai biến kỹ thuật mà bệnh nhân có thể gặp phải
  • Buồn nôn và nôn: kiểm soát huyết áp, dùng thuốc chống nôn;
  • Bí tiểu: chườm ấm, đặt thông tiểu nếu cần;
  • Các biến chứng nặng khác như tụ máu ngoài màng cứng, tổn thương rễ thần kinh, hội chứng đuôi ngựa, viêm màng não tủy, áp xe ngoài màng cứng thì cần hội chẩn với các chuyên khoa khác cùng thăm dò thêm để xác định tổn thương và xử trí

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang áp dụng kỹ thuật Phẫu thuật ít xâm lấn bằng robot (robotic surgery) với robot cầm tay, áp dụng với các phẫu thuật tiêu hóa, tiết niệu và phụ khoa.

Phương pháp này đang có nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Dụng cụ có đầu phẫu thuật hoạt động linh hoạt như khớp cổ tay giúp tiếp cận được những góc hẹp, tăng khả năng bóc tách và ít gây tổn thương cho các vùng lân cận so với phẫu thuật nội soi cổ điển.
  • Đèn nội soi tự động hóa qua giọng nói, laser, theo dõi bằng mắt,..., giúp bác sĩ chủ động điều khiển và có tầm nhìn và sự kiểm soát tốt hơn, tăng sự chính xác và an toàn trong thực hiện phẫu thuật.
  • Với ưu điểm nhỏ gọn, phẫu thuật bằng cánh tay robot ít xâm lấn và có nhiều lợi điểm như đường mổ nhỏ, ít đau, nguy cơ nhiễm trùng thấp, từ đó giúp khách hàng ít mất máu trong phẫu, thuật, phục hồi nhanh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan