Mắc bệnh lậu có chữa được không?

Bệnh lậu là loại bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lậu thường tiến triển âm thầm đôi khi không có triệu chứng nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh, nhất là ở nữ giới. Bệnh nếu không phát hiện kịp thời và điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vậy bệnh lậu có chữa được không và điều trị bệnh lậu như thế nào?

1. Bệnh lậu là bệnh gì?

Bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục (âm đạo, hậu môn, đường miệng), nguyên nhân do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vì thế nên những người có cuộc sống tình dục không lành mạnh, có nhiều bạn tình thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Ngoài ra, bệnh có thể truyền nhiễm bằng việc tiếp xúc với máu, vết thương hở, dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng,....Bởi trong máu của người bệnh có chứa nhiều vi khuẩn lậu nên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người khác khi tiếp xúc một thời gian ngắn. Không những thế, lậu cầu cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ.

Thông thường bệnh lậu gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, cổ họng và trực tràng. Đây cũng được xem là căn bệnh phổ biến nhất là những người trẻ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.

2. Các biểu hiện của bệnh lậu

Thông thường, bệnh lậu không bộc lộ triệu chứng gì, tuy nhiên một số trường hợp khác thì vẫn xuất hiện triệu chứng sau 14 ngày nhiễm bệnh.

  • Triệu chứng bỏng rát khi đái, xuất tiết có màu trắng, vàng hoặc xanh ở dương vật, đôi khi đau hoặc sưng tinh hoàn thường bộc lộ sau 30 ngày nhiễm bệnh.
  • Bệnh lậu ở nữ giới thường nhẹ hơn và thường không có biểu hiện gì, hay bị nhầm lẫn là viêm bàng quang hay viêm âm đạo. Các triệu chứng ban đầu ở nữ là đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tăng xuất tiết ở âm đạo, ra máu giữa kỳ kinh.
  • Nhiễm khuẩn lậu trực tràng có thể không có triệu chứng gì, tuy nhiên một số trường hợp xuất hiện những triệu chứng nhiễm vi khuẩn lậu ở trực tràng với cả 2 giới là xuất tiết, ngứa hậu môn, nhu động ruột đau hoặc ra máu.
  • Nhiễm khuẩn lậu ở họng có thể gây đau họng nhưng thường không hiểu hiện triệu chứng.

3. Ảnh hưởng của bệnh lậu đến sức khỏe người mắc bệnh

Bệnh lậu khi xuất hiện triệu chứng có nghĩa là bệnh đã khá nặng, có những trường hợp người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại rất quan ngại đối với sức khỏe. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể biến chứng xấu đến những bộ phận khác trong cơ thể.

  • Nữ giới khi mắc lậu cầu thường xuất hiện những triệu chứng giống viêm nhiễm phụ khoa. Trường hợp bị nhẹ xuất hiện cảm sốt, đau họng, đau bụng dưới. Trường hợp nặng có thể gây viêm ống dẫn trứng gia làm gia tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.
  • Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh lậu khi mang thai thì tỷ lệ lây truyền vi khuẩn lậu cầu sang con là rất cao. Trẻ khi sinh ra mắc bệnh lậu trên cơ thể sẽ xuất hiện các vết lở loét, nặng là nhiễm trùng máu. Một số trường hợp, người phụ nữ mắc bệnh khi mang thai có thể bị sảy thai.
  • Nam giới mắc bệnh lậu có thể gây ra viêm tinh hoàn, dương vật sưng đỏ, đau rát khi đi vệ sinh hay xuất tinh, thậm chí có thể gây vô sinh ở nam giới.

Dưới những ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh đến sức khỏe, chữa bệnh lậu như thế nào đang là vấn đề được mọi người đặc biệt quan tâm. Vậy bệnh lậu có chữa được không?

4. Bệnh lậu có chữa được không?

Nhờ vào nền y học phát triển, bệnh lậu có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên, những tổn thương mà lậu cầu gây ra cho cơ thể sẽ rất khó để hồi phục. Vì vậy, việc phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu rất quan trọng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

4.1. Sử dụng kháng sinh

Bệnh lậu đang ở giai đoạn nhẹ, việc sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị có thể tiêu diệt được vi khuẩn lậu. Kháng sinh đặc trị có thể được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc dung dịch pha tiêm. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra các phác đồ điều trị, làm kháng sinh đồ và sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh đặc trị phù hợp.

Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là việc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều đã khiến cho vi khuẩn lậu có thêm khả năng kháng kháng sinh, khiến cho quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh trong một số trường hợp người bệnh không đạt được kết quả như mong muốn. Vì thế, người bệnh nếu sau một thời gian điều trị nhưng không khỏi cần đến gặp bác sĩ để được chuyển sang phương án điều trị mới.

4.2. Sử dụng công nghệ gen DHA

Đây là một trong hai phương pháp chữa bệnh lậu cầu phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng công nghệ gen DHA áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng, cần điều trị kết hợp giữa thuốc kháng sinh đặc trị từ bên trong và DHA từ bên ngoài.

Theo đó, bệnh lậu cầu có chữa được không đều phụ thuộc chủ yếu vào hai phương pháp điều trị này.

5. Thời gian điều trị dứt điểm bệnh lậu

Điều trị bệnh lậu bao lâu phụ thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người. Trường hợp nhẹ có thể sau 7 ngày và ngược lại thì thời gian sẽ dài hơn. Muốn điều trị khỏi bệnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ điều trị như uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng.
  • Nên lựa chọn đơn vị uy tín, trang thiết bị hiện đại, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
  • Người bệnh hãy giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ.
  • Trong quá trình điều trị bệnh lậu, người bệnh không nên quan hệ tình dục.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, người bệnh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lậu và cách điều trị để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan