Những nội dung khám sàn chậu sau khi sinh con

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ Nguyễn Chí Quang, Bác sĩ Sản phụ, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.

Sàn chậu có vai trò giúp cơ quan tiêu hóa, tiết niệu và sinh sản của người phụ nữ hoạt động hiệu quả. Phụ nữ sau sinh nên kiểm tra sức khỏe, đánh giá chức năng, khám sàn chậu nhằm dự phòng sa tạng vùng chậu, và được tư vấn tình trạng rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh kịp thời.

1. Sàn chậu phụ nữ

Sàn chậu được ví như một cái võng hình thành từ nhiều khối cân và cơ đan xen nhau, khối cân và cơ này bám chắc vào phía trước là thành bụng và xương mu, hai bên là xương chậu hông, phía sau là cột sống thắt lưng xuống đến xương chậu cùng cụt.

Sàn chậu là tổng thể của 3 hệ thống: Hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Sàn chậu còn chứa nhiều hệ thống mạch máu và thần kinh.

Sàn chậu phụ nữ
Sàn chậu được ví như một cái võng hình thành từ nhiều khối cân và cơ đan xen nhau

2. Khám sàn chậu là gì?

Nhiều phụ nữ khi gặp những vấn đề bất thường xoay quanh vùng sàn chậu và bộ phận sinh dục thì cảm thấy e ngại, chần chừ không muốn đi khám.

Tuy nhiên, đối với những vấn đề về sàn chậu nếu để lâu ngày sẽ khó khăn trong việc điều trị, đặc biệt có thể dẫn đến sa tử cung mức độ nặng, gây viêm loét, các biến chứng nguy hiểm thì có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Chính vì vậy, ngay khi có hiện tượng lạ, chị em nên đi khám để phát hiện đúng bệnh sớm, sau đó được tư vấn, điều trị bằng các phương pháp thích hợp.

Những nội dung khám sàn chậu sau sinh

2.1.1. Tư thế khám sàn chậu

  • Tư thế khám như khám phụ khoa hay tư thế nằm sinh, đầu kê cao 45 độ.
  • Bệnh nhân rặn trong quá trình đánh giá, khám bệnh.
  • Bác sĩ có thể thực hiện kéo cổ tử cung ra bằng pozzi hoặc kẹp hình tim

2.1.2. Khám thần kinh vùng sàn chậu

  • Vùng hội âm
  • Khi co cơ sàn chậu
  • Khi ho rặn có rỉ nước tiểu không hay có thấy búi trĩ không?
  • Đánh giá nút sàn chậu
  • Phản xạ S2-S4, phản xạ gối, cuốn da, dấu hiệu đau khớp cùng chậu hay khớp vệ.

2.1.3. Khám âm đạo

  • Ghi nhận điểm đau hoặc tê ở vị trí nào?
  • Đánh giá trương lực cơ tầng sinh môn lúc nghỉ?
  • Đánh giá sức cơ vùng chậu, có tổn thương hay rách cân cơ hay không?
  • Đánh giá sa tạng chậu theo phân loại POP-Q
Khám âm đạo
Đánh giá sức cơ vùng chậu qua quy rình khám âm đạo

2.1.4. Khám trực tràng

  • Trương lực cơ lúc nghỉ bình thường hay tăng hay dãn
  • Đánh giá lúc rặn
  • Tổn thương rách cân trực tràng - âm đạo, ghi nhận vị trí, chiều dài.
  • Đứt cơ thắt hậu môn, ghi nhận vị trí, chiều dài.

3. Vậy khám sàn chậu là khám những gì?

3.1.1. Khám tổng quát

Khoảng tuần thứ 4 - 6 sau sinh, sản phụ nên khám hậu sản. Sản phụ được tiến hành khám tổng thể, từ kiểm tra về cân nặng, sau khám tuyến vú, rồi khám vùng âm đạo, vùng sàn chậu, và làm các xét nghiệm đánh giá tầm soát về ung thư cổ tử cung, đo và theo dõi tình hình huyết áp, xét nghiệm phân tích đường huyết nếu quá trình khi mang thai gặp bệnh lý: tiền sản giật, tiểu đường thai nghén...

3.1.2. Tư vấn

  • Tư vấn về dinh dưỡng: Dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh để tăng cường hoạt động cho các cơ sàn chậu được đàn hồi...
  • Tư vấn ngừa thai: Mỗi lần mang thai, không kể tuổi thai, các cơ vùng chậu cũng sẽ thay đổi theo nội tiết tố bên trong của phụ nữ, thay đổi nhiều sẽ khiến rối loạn chức năng sàn chậu.

3.1.3. Đánh giá chức năng sàn chậu

Bác sĩ sẽ tiến hành lập hồ sơ: Đánh giá chức năng sàn chậu

Đầu tiên là hỏi bệnh và thăm khám: Bạn cần trả lời các câu hỏi của nhân viên y tế liên quan đến những biểu hiện rối loạn các chức năng cơ sàn chậu gồm có: những dấu hiệu bất thường của tiểu tiện và đại tiện trước lẫn sau khi sinh, bệnh lý mắc phải trước lẫn sau sinh, phương pháp thực hiện sinh nở, cân nặng em bé...Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, đánh giá trên kết quả vết thương tại âm hộ, đánh giá vấn đề của bộ phận sàn chậu, và đặc biệt là thể lực, sức cơ của sàn chậu, để từ đó xây dựng phác đồ, phương hướng tiến hành điều trị phù hợp với mỗi cá nhân.

Sau đó, tuỳ tình trạng mà bạn gặp phải bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên biệt như:

Siêu âm bụng

Siêu âm
Đánh giá chức năng sàn chậu qua siêu âm

Bạn cần nhịn tiểu hoặc hơi mắc tiểu) đánh giá độ nâng và giữ của cơ sàn chậu, mất 15 phút.

  • Đo điện cơ sàn chậu, 15 phút
  • Hướng dẫn ghi nhật ký đi tiểu trong 2 ngày.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Đo niệu động học, 30 phút.
  • MRI động vùng bụng chậu, khi sa tạng có kèm biểu hiện táo bón kéo dài.
  • Siêu âm cơ thắt hậu môn

Tùy mức độ bệnh lý, bạn sẽ được tư vấn điều trị, hoặc nội khoa với vật lý trị liệu hoặc phải phẫu thuật.

Tư vấn điều trị rối loạn chức năng sàn chậu

Sau khi thăm khám bác sĩ và nhân viên y tế sẽ tư vấn kế hoạch điều trị tiếp theo cho bạn. Bộ phận khám phụ khoa tự nguyện sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp phù hợp: Hướng dẫn bài tập sau sinh, hướng dẫn bài tập cơ sàn chậu.

4. Những người cần khám sàn chậu

  • Khám sàn chậu sau sinh cho phụ nữ mang thai sinh con nhiều lần, sau sinh có biểu hiện són tiểu, són hơi, són phân, không giữ được tiêu tiểu theo ý muốn cần phải được tư vấn tập luyện cơ sàn chậu.
Đối tượng khám sang chậu
Phụ nữ có các biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu cần được thăm khám định kỳ

  • Phụ nữ ở lứa tuổi từ 40 đến 60 có biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu và sa các cơ quan vùng chậu nên đi khám phụ khoa thường niên, và khám đánh giá rối loạn chức năng sàn chậu để được tư vấn và điều trị.
  • Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh gặp hiện tượng thiếu nội tiết tố, rối loạn hóc-môn sinh dục

5. Gặp những triệu chứng gì thì nên đi khám sàn chậu?

Có nhiều phụ nữ không nhận thấy hay không gặp các triệu chứng cụ thể, bởi họ không thấy sự khó khăn trở ngại với việc sa nội tạng vùng chậu. Còn hầu hết phụ nữ đều thấy sự thay đổi này từ nhẹ sau đó chuyển nặng. Cụ thể các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như sau:

  • Đường tiểu dưới: Tiểu không kiểm soát, tăng tần suất đi tiểu, dòng tiểu yếu hoặc tiểu kéo dài, tiểu ngập ngừng, cảm giác thoát tiểu không hoàn toàn, cần phải tác động đưa những cơ quan nội tạng trở lại trong âm đạo mới có thể tiểu tiện hay đại tiện được.
  • Sa tạng vùng chậu: Cảm giác có khối phồng âm đạo, cảm giác bị đè ép và nặng nề sàn chậu và âm đạo, nhìn thấy hoặc sờ thấy một khối phồng vùng âm đạo hoặc sàn chậu; dùng băng vệ sinh tampon cũng trở nên khó khăn.
  • Rối loạn tình dục: Quan hệ tình dục đau, nông, sâu, bị cản trở, giảm ham muốn cảm giác, âm đạo rộng.
  • Rối loạn đường hậu môn trực tràng: Tiêu tiện không kiểm soát, hay tiểu gấp, tiểu gấp không kiểm soát, đại tiện phải rặn, cảm giác đại tiện đi ngoài không hết, táo bón, giảm cảm giác trực tràng, xuất hiện chất nhầy chảy ra từ trực tràng, xuất huyết trực tràng.

Đau đường tiểu và các cơ quan vùng chậu: đau bàng quang, niệu đạo; đau âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn; đau vùng chậu (có thể theo chu kỳ) đau vùng bẹn; đau lưng dưới; hiện tượng kéo căng hay đau tức vùng bụng dưới hay quanh khung xương chậu.

Khi nào đi khám sàn chậu
Tiểu không kiểm soát, tăng tần suất đi tiểu, dòng tiểu yếu hoặc tiểu kéo dài nói lên sàn chậu của bạn có vấn đề

6. Nên đi khám sàn chậu ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những trung tâm y tế uy tín hàng đầu về sức khỏe sinh sản. Các bác sĩ tiến hành khám sàn chậu sau sinh theo quy trình chuẩn chuyên môn, an toàn, với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại; cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ; đặc biệt là đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Khám sàn chậu là một trong các bước mà bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec yêu cầu đối với bất cứ phụ nữ nào bước vào sinh nở.

Hiện nay, tại Bênh viện đang triển khai GÓI KHÁM, SÀNG LỌC BỆNH LÝ PHỤ KHOA CƠ BẢN, giúp quý khách hàng phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó quá trình điều trị sẽ dễ dàng, không tốn kém. Ngoài ra còn có thể Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Mọi thắc mắc hãy đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên hệ TẠI ĐÂY để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp.

Khám sàn chậu sau sinh là việc cần thiết đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ sinh thường. Khám sàn chậu sau sinh giúp phụ nữ có thể nắm bắt được tình hình sức khoẻ của bản thân và có phương pháp điều trị kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan