Trắc nghiệm đánh giá bạn có mất cân bằng nội tiết tố?

Hormone là những sứ giả hoá học của cơ thể, chúng tác động lên các tế bào và các cơ quan trong chúng ta hoạt động. Không có gì lạ khi hormone thay đổi trong nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc sống, như trước hoặc trong kỳ kinh, khi có em bé, hay trong quá trình mãn kinh. Nhưng có một số loại thuốc và vấn đề sức khoẻ cũng khiến mức hóc môn lên xuống.

1. Kinh nguyệt không đều

Đối với hầu hết phụ nữ, kinh nguyệt sẽ đến mỗi 21 đến 35 ngày, nhưng nếu kinh nguyệt của bạn không đến vào cùng thời điểm mỗi tháng, hoặc biến mất trong vài tháng, nó có thể do bạn có quá ít hoặc quá nhiều một số hóc môn như Estrogen và Progesterone.

Nếu phụ nữ đang trong độ tuổi từ 40 đến 50, nguyên nhân có thể là do tiền mãn kinh. Kinh nguyệt không đều có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khoẻ như Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa kịp thời, chỉ cần phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, bạn sẽ có thời gian chữa trị kịp thời và phòng tránh những biến chứng về sau

Mất cân bằng nội tiết tố
Nếu kinh nguyệt của bạn không đều hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa kịp thời

2. Rối loạn giấc ngủ

Khi bạn không ngủ đủ giấc, hoặc nếu chất lượng giấc ngủ không tốt, đó có thể là do các hormone đang nhiễu loạn. Progesterone, một hormone được tiết ra từ hai buồng trứng giúp chúng ta ngủ ngon. Nếu mức Progesterone trong cơ thể thấp hơn bình thường, bạn sẽ cảm thấy khó ngủ và dễ mất cảm giác buồn ngủ. Mức Estrogen thấp gây ra những cảm giác nóng đột ngột (hot flashes) và đổ mồ hôi trộm ban đêm, khiến việc ngủ đủ giấc vô cùng khó khăn

3. Mụn trứng cá mãn tính

Mụn trứng cá trước và trong giai đoạn hành kinh là chuyện bình thường, nhưng mụn không ra đi sau kì kinh là triệu chứng của các vấn đề nội tiết. Lượng Androgen vượt mức thúc đẩy tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh. Androgen cũng tác động lên các tế bào da nằm trong và xung quanh lỗ chân lông, làm tắc lỗ chân lông và gây mụn.

4. Chứng hay quên

Các chuyên gia vẫn chưa nắm rõ cơ chế tác động của hóc môn lên não bộ, nhưng khi có sự thay đổi về mức Estrogen và Progesterone, bạn có thể cảm thấy “đờ đẫn mơ hồ”, làm bạn rất khó ghi nhớ thông tin. Một số chuyên gia cho rằng Estrogen có thể tác động lên các chất hoá học của não gọi là chất dẫn truyền thần kinh.

Mất tập trung và trí nhớ kém là những triệu chứng thường thấy trong giai đoạn tiền mãn kinhmãn kinh, nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của những vấn đề nội tiết khác, như bệnh tuyến giáp. Nếu gặp phải triệu chứng này, người bệnh được khuyến cáo thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp.

5. Vấn đề tiêu hoá

Mất cân bằng nội tiết tố
Các vấn đề tiêu hoá cũng là dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết

Hệ tiêu hoá kết nối với những tế bào tí hon gọi là thụ thể phản ứng Estrogen và Progesterone. Khi các hóc môn này nhiều hoặc ít hơn mức bình thường, bạn sẽ thấy những thay đổi của quá trình tiêu hoá thức ăn, đó là lý do các triệu chứng như tiêu chảy, đau dạ dày, chướng bụng và buồn ngủ có thể xảy ra và nặng hơn trước và suốt kỳ kinh. Nếu bạn gặp phải những vấn đề tiêu hoá cũng như mụn trứng cá và cảm giác mệt mỏi, đó có thể là do mức hóc môn bất thường.

6. Mệt mỏi kéo dài

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của mất cân bằng nội tiết. Lượng Progesterone cao quá mức có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, và nếu tuyến giáp – một cơ quan hình bướm nằm ở vùng cổ - sản xuất quá ít hormone giáp, cũng làm hao mòn năng lượng của bạn. Bạn có thể kiểm tra chức năng tuyến giáp bằng các xét nghiệm máu đơn giản, nếu có để áp dụng điều trị.

7. Thay đổi tâm trạng và trầm cảm

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự giảm sút hoặc thay đổi mức hóc môn đột ngột có thể khiến người bệnh cảm thấy ủ rũ buồn bã. Estrogen gây tác động lên những hoá chất chính của não như Serotonin, dopamine, và norepinephrine, nhưng những hóc môn khác, vốn cùng con đường với chất dẫn truyền thần kinh, cũng đóng một phần vào cảm xúc của bạn.

8. Khẩu vị và tăng cân

Khi bạn cảm thấy buồn bã hay bức, có thể xảy ra khi mức Estrogen giảm, làm bạn muốn ăn nhiều hơn, đó có thể là lí do nội tiết giảm liên quan đến việc tăng cân, ngoài ra, Estrogen giảm còn tác động lên mức Leptin – một hóc môn điều tiết nạp thức ăn của cơ thể.

9. Đau đầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn đau đầu không chịu nổi, nhưng đối với một số phụ nữ, những cơn đau đầu là do mức Estrogen sụt giảm mang lại. Đó là lý do cho triệu chứng đau đầu trước hoặc trong kỳ kinh, khi mức Estrogen đang có xu hướng giảm. Đau đầu thường xuyên hoặc đau đầu xảy ra cùng một thời điểm trong tháng có thể là dấu hiệu cho thấy mức hóc môn của bạn đang dao động.

10. Khô âm đạo

Thỉnh thoảng phụ nữ bị khô âm đạo, đây là vấn đề bình thường, nhưng nếu bạn thường để ý thấy cảm giác khô hoặc kích ứng ở vùng kín, đó có thể là do mức Estrogen giảm. Hóc môn giúp các mô âm đạo giữ độ ẩm và thoải mái, nếu Estrogen bị giảm do mất căn bằng nội tiết, gây giảm tiết dịch âm đạo và làm âm đạo khô ráp.

11. Mất ham muốn tình dục

Hầu hết mọi người cho rằng Testosterone là hormone sinh dục nam và chỉ nam, nhưng cơ thể phụ nữ vẫn sản sinh ra Testosterone. Nếu nồng độ Testosterone trong cơ thể thấp hơn mức bình thường, chị em có thể cảm thấy ít ham muốn quan hệ hơn.

Mất cân bằng nội tiết tố
Nếu nồng độ Testosterone trong cơ thể thấp hơn mức bình thường, chị em có thể cảm thấy ít ham muốn quan hệ hơn

12. Thay đổi của vú

Hormone Estrogen giảm kéo theo giảm mật độ mô vú, và ngược lại khi mức hóc môn này tăng lên làm tăng mật độ các mô, thậm chí còn gây u hoặc nang vú. Hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi bạn nhận thấy vú mình có vấn đề, ngay cả khi bạn không có những triệu chứng nào khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan