Bệnh tiêu chảy ở người chạy bộ (runner)

Tình trạng tiêu chảy là một trong những vấn đề xảy ra khá phổ biến ở những người thường xuyên chạy bộ. Khi các triệu chứng của bệnh tiêu chảy kéo dài hoặc không cải thiện, bạn nên đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, từ đó có biện pháp kiểm soát kịp thời.

1. Tổng quan về bệnh tiêu chảy ở người chạy bộ

Bệnh tiêu chảy ở những người chạy bộ hay còn được gọi là viêm ruột kết hoặc chứng tiêu chảy ở runner. Tình trạng này có xu hướng xảy ra chủ yếu ở những người thường xuyên chạy đường dài (hơn 3 dặm trở lên tại một thời điểm nhất định).

Bệnh tiêu chảy có thể khiến cho người chạy bộ thường xuyên muốn đi tiêu trong và ngay sau khi chạy. Nếu bạn gặp phải tình trạng bị tiêu chảy khi chạy bộ, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định được nguyên nhân cụ thể cũng như cách kiểm soát bệnh hiệu quả.

chạy bộ bị tiêu chảy
Tình trạng chạy bộ bị tiêu chảy thường xảy ra ở những người thường xuyên chạy quãng đường dài

2. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở người chạy bộ

Khi chạy bộ bị tiêu chảy, bạn thường gặp phải các triệu chứng phổ biến sau đây:

Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở người chạy bộ thường bắt đầu xảy ra trong quá trình tập luyện của bạn và có thể tiếp tục kéo dài trong vài giờ sau khi chạy. Bệnh tiêu chảy xảy ra khi chạy bộ không nên để kéo dài quá 24 giờ. Nếu bạn bị tiêu chảy trong khi chạy và đi tiêu ở dạng lỏng không có dấu hiệu dừng lại, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác.

3. Điều trị và kiểm soát bệnh tiêu chảy ở người chạy bộ

Để ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng bị tiêu chảy khi chạy bộ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Hầu hết việc điều trị bệnh tiêu chảy ở những người chạy bộ thường liên quan đến chế độ ăn uống, đặc biệt là những loại thực phẩm mà họ tiêu thụ trong những giờ hoặc ngày trước khi chạy bộ. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc xem mình nên mặc gì khi chạy bộ, vì quần áo quá chật có thể gây áp lực quanh vùng bụng, làm hạn chế lưu lượng máu đến đường tiêu hoá và khiến các triệu chứng của bệnh tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

Các phương pháp điều trị không kê đơn: Các phương pháp điều trị không kê đơn, chẳng hạn như thuốc loperamide (Imodium) hoặc bismuth salicylate (Pepto Bismol), có thể là một lựa chọn thích hợp khác giúp bạn ngăn chặn bệnh tiêu chảy sau khi chạy bộ. Tuy nhiên, bạn cần uống những loại thuốc này thật cẩn thận, vì việc sử dụng chúng khi bụng đói có thể khiến tình trạng bệnh của bạn không những không cải thiện mà các triệu chứng còn làm bạn cảm thấy khó chịu hơn.

Điều trị các tình trạng sức khoẻ cơ bản khác: Bạn cũng cần xác định xem liệu bản thân có mắc phải chứng không dung nạp với lactose hay không, hoặc có mắc phải các bệnh tiềm ẩn như hội chứng ruột kích thích (IBS) không. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, những người mắc các chứng bệnh này thường có nhiều khả năng bị tiêu chảy khi chạy bộ hơn so với những người khác. Nếu bạn bị IBS hoặc không dung nạp với lactose, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống để có thể kiểm soát và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

kiểm soát bệnh tiêu chảy ở người chạy bộ
Thay đổi thói quen ăn uống là một trong những biện pháp điều trị tiêu chảy khi chạy bộ

4. Nên ăn và tránh ăn gì khi bị bệnh tiêu chảy ở những người chạy bộ?

Một cách đơn giản và hiệu quả nhất để điều trị bệnh tiêu chảy ở những người chạy bộ là giải quyết thói quen ăn uống trước khi chạy. Một số loại thực phẩm có thể dễ gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn trong khi chạy bộ. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, thay vì ăn ngay lập tức trước khi chạy bộ, bạn nên ăn khoảng 2 – 3 tiếng trước khi luyện tập để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.

Trong khoảng 2 giờ trước khi bắt đầu chạy bộ, bạn nên cố gắng tránh ăn bất cứ thứ gì ngoài đồ ăn nhẹ giúp tăng cường năng lượng nhanh chóng, chẳng hạn như chuối hoặc bánh mì nướng nguyên cám. Tránh dùng caffeine dưới bất kỳ hình thức nào trong khoảng thời gian ngay trước khi bạn chạy bộ, vì chất kích thích này có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu. Nếu bạn gặp phải tình trạng bị tiêu chảy khi chạy bộ, hãy thử cắt giảm lượng tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo, rượu và đường vào buổi tối trước buổi tập luyện của mình.

Ngoài ra, những người chạy bộ bị bệnh tiêu chảy cũng cần thận trọng khi sử dụng các gói gel năng lượng hoặc các chất bổ sung. Nhiều loại trong số chúng có chứa các chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản có thể gây tiêu chảy. Điều quan trọng là bạn cần cung cấp đầy đủ nước trước, trong và sau khi chạy bộ. Uống đủ nước có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy trong quá trình tập luyện thể thao của bạn.

5. Bệnh tiêu chảy khi chạy bộ - khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tương tự như bất kỳ dạng bệnh tiêu chảy khác, những người chạy bộ nên theo dõi tình trạng mất nước nếu tiêu chảy xảy ra. Một số triệu chứng khẩn cấp cho biết bạn nên đến khám bác sĩ ngay lập tức, bao gồm:

  • Tim đập nhanh
  • Đau đầu cấp tính
  • Ngất xỉu
  • Mất ý thức
  • Phân có màu đen hoặc lẫn máu
  • Các triệu chứng tiêu chảy kéo dài trong 24 giờ hoặc hơn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan