Làm thế nào để làm việc với một người khó tính?

Bất kể bạn đang làm việc ở đâu, quy mô công ty lớn hay nhỏ hoặc dù bạn yêu thích công việc của mình đến mức nào thì cũng không tránh khỏi những tình huống làm việc với người khó tính. Vậy làm thế nào để bạn vừa đạt được hiệu quả trong công việc, lại vừa hiểu cách làm việc với người khó tính trong tổ chức của mình?

1. Người khó tính là gì?

Thật không dễ để đưa ra một định nghĩa duy nhất và chính xác về người khó tính là gì? Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, có một số đặc điểm chung để nhận diện đồng nghiệp của bạn có phải là người khó tính hay không. Bao gồm:

  • Lười biếng
  • Thiếu khả năng làm việc độc lập
  • Có cách tiếp cận khác thường để hoàn thành công việc
  • Không thoải mái với công việc hoặc vai trò của họ trong tổ chức
  • Các vấn đề cá nhân thường dễ ảnh hưởng đến thái độ hoặc khả năng làm việc hiệu quả của họ
  • Không hiểu trách nhiệm của họ trong công việc
  • Ghi nhận công việc mà họ không làm‌
  • Không lắng nghe hoặc không có khả năng gây thu hút
  • Kết nối với đồng nghiệp bằng những cách tiêu cực

Mặc dù, với một số đặc điểm như vậy, nhưng người khó tính vẫn có trong mình những phẩm chất tốt đẹp để đóng góp cho tổ chức. Đây cũng có thể là điểm khiến sếp bạn ra quyết định tuyển dụng họ. Vì vậy, sẽ tuyệt vời hơn khi bạn học được cách làm việc với người khó tính, để cùng phát triển, đóng góp lợi ích cho tập thể.

2. Cách làm việc với người khó tính

Khi bạn đã hiểu người khó tính là gì, và nhận diện được những mối quan hệ với người khó tính trong tập thể của mình, thì việc áp dụng cách làm việc với người khó tính để tăng độ gắn kết của mình và đồng nghiệp không còn quá khó khăn. Có một vài phương án để làm việc với người khó tính mà bạn tham khảo như:

2.1 Làm quen với họ

Có thể thấy, việc giao tiếp và làm việc với người mà bạn có mối quan hệ thân thiết luôn là điều dễ dàng hơn. Để nhanh chóng xây dựng được nền tảng này, bạn có thể lựa chọn một dip thích hợp, mời đồng nghiệp ăn trưa, và trò chuyện nhiều hơn với họ. Những cơ hội gặp gỡ này có thể giúp bạn hiểu tại sao họ khó làm việc cùng, để cảm thấy đồng cảm hơn.

2.2 Xác định điểm mạnh của họ

Khi bạn làm việc với người khó tính, bạn sẽ dễ dàng tập trung vào những đặc điểm tiêu cực của họ. Vì vậy, hãy dành chút thời gian để xem điểm mạnh của họ nằm ở đâu. Mọi người đều giỏi một điều gì đó và việc xác định điều tích cực có thể giúp bạn nhìn nhận họ theo cách khác .‌

cách làm việc với người khó tính
Bạn muốn biết cách làm việc với người khó tính cần thông qua giao tiếp

2.3 Giải quyết vấn đề

Để dễ dàng làm việc với người khó tính, bạn nên cố gắng tìm ra nguyên nhân sâu xa cho hành vi của họ. Vấn đề cốt lõi gây nên những phản ứng khó chịu này có thể không liên quan gì đến công việc, hoặc cũng có thể được gây ra bởi sự bất an trong công việc. Nếu không được đào tạo đủ để hiểu đầy đủ về công việc của mình, họ có thể cảm thấy vô ích hoặc phòng thủ. Trong tình huống này, các thông tin tài liệu hoặc khóa đào tạo bổ sung có thể giúp họ cảm thấy tự tin hơn.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống cá nhân, họ có thể không có đủ năng lượng cần thiết để giải quyết công việc, gây nên những tình huống giao tiếp khó chịu. Khi đó, hành động chia sẻ, giúp đồng nghiệp hoặc nhân viên tìm thấy nguồn lực họ cần để giải quyết vấn đề cá nhân có thể giúp cải thiện cuộc sống, công việc hiệu quả.

2.3 Thay đổi quan điểm của bạn

Thông thường, thế giới quan của mỗi người không ai giống ai. Vì vậy, nếu cảm thấy không cùng tiếng nói với đối tác, đồng nghiệp... Bạn hãy thử thay đổi cách nhìn nhận mọi thứ, đặt mình theo quan điểm của họ, suy nghĩ về cách họ phản ứng trong các tình huống khác nhau. Hãy đặt ra câu hỏi, nếu bạn là họ, bạn sẽ có suy nghĩ tích cực hay tiêu cực? Điều chỉnh theo cách này, sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhiều theo nhiều phía, giải quyết tình huống bằng nhiều phương án khác nhau.

2.4 Cân nhắc vai trò của bạn

Có một điều chắc chắn là, tính chất của một mối quan hệ thường phụ thuộc vào cả hai người. Sẽ không dư thừa nếu bạn thử dành thời gian để suy nghĩ về cách mình nhận định là đang đang làm việc với người khó tính. Bạn có đối xử khác với họ vì cảm thấy người đó khó tính không? Bạn có nói tiêu cực về họ với các đồng nghiệp khác không? Nếu vậy, không chỉ tìm hiểu cách làm việc với người khó tính, bạn còn nên cân nhắc cách có thể thay đổi hành động của mình nhằm cải thiện những định kiến về người này. Khi đó, mối quan hệ của bạn và họ có thể được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn.

Bên cạnh đó, nếu bắt gặp người khác nói xấu đồng nghiệp, môi trường làm việc “ độc hại” hoặc đối xử khác với họ, bạn nên chủ động ngừng tham gia hoặc giúp những người xung quanh bạn thay đổi quan điểm, làm việc cùng nhau để giúp nâng người đó lên thay vì đặt họ xuống.

2.5 Giải quyết những nhận định của bạn

Nếu nỗ lực kết nối của bạn không hiệu quả, hãy thử chia sẻ với họ về cảm giác của mình. Những cuộc trò chuyện như thế này có thể cảm thấy khó xử, nhưng giải tỏa không khí căng thẳng và giải quyết vấn đề vẫn là cách tốt nhất để tìm ra giải pháp.‌

làm việc với người khó tính
Làm việc với người khó tính bạn có thể thông qua các cuộc trò chuyện để giải tỏa không khí căng thẳng

Nếu người đó là người giám sát của bạn hoặc làm việc ở vai trò cao hơn bạn, hãy cân nhắc chuyển vấn đề này đến bộ phận nhân sự. Khi bạn nói chuyện với bộ phận nhân sự, hãy sử dụng những suy nghĩ sau để hướng dẫn cuộc thảo luận của bạn:

  • Thông tin chia sẻ hoàn toàn là sự thật, đừng phóng đại vấn đề
  • Đừng để cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến cách bạn giải quyết mối quan tâm của mình.
  • Xác định rõ ràng rằng mục tiêu của bạn là cải thiện mối quan hệ công việc của bạn với người ấy.
  • Biết cách xác định xem hành vi của đồng nghiệp khó tính có trở thành hành vi gây khó khăn hay không. Nếu đồng nghiệp là thù địch của bạn, có những hành động không phù hợp hoặc cố gắng đe dọa bạn, hãy lập kế hoạch nói chuyện với bộ phận nhân sự.
  • Biết khi nào nên buông tay, dừng công việc lại

Nếu làm việc với người khó tính mà ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc, tâm trạng và thái độ của bạn. hãy xem xét về những thay đổi bản thân như:

  • Tập trung ít hơn vào họ và nhiều hơn vào bản thân bạn.
  • Phát triển cơ chế tự làm lành bản thân của riêng bạn, chẳng hạn như thiền định.
  • Giữ khoảng cách và tương tác với họ ít nhất có thể.
  • Chuyển sang bộ phận hoặc vai trò khác.
  • Báo cáo vấn đề của bạn với người giám sát hoặc quản lý nhân sự.‌

Trong một số trường hợp, bạn có thể cân nhắc tìm kiếm một công việc khác hay vì quá cố gắng tìm cách làm việc với người khó tính. Trước khi bạn quyết định, hãy nhớ rằng những đồng nghiệp khó khăn ở khắp mọi nơi, không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ hòa hợp với mọi người trong môi trường công việc mới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan