Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Trẻ em học ngôn ngữ với tốc độ khác nhau, nhưng hầu hết đều tuân theo một mốc thời gian chung. Nếu trẻ dường như không đạt được các mốc giao tiếp trong vòng vài tuần so với mức trung bình, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, việc nhận biết và điều trị sớm là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng nhận thức khác như các bạn đồng trang lứa.
Cha mẹ cần biết rằng thời gian biểu cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ thay đổi và chúng có thể gặp phải những trở ngại nhỏ trên chặng đường phát triển. Cha mẹ cũng nên nhớ rằng nếu trẻ sinh non, có thể trẻ sẽ bị chậm đi một vài tuần hoặc vài tháng so với tốc độ phát triển trung bình.
1. Tổng quan về chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Chậm phát triển ngôn ngữ là một chứng rối loạn giao tiếp, bao gồm các khiếm khuyết về khả năng nói, ngôn ngữ và thính giác. Các mốc quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, bao gồm cả việc bắt đầu tập nói bập bẹ và những câu từ đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ khác nhau rất nhiều về độ tuổi chính xác mà mỗi cột mốc đạt được.
Trẻ cũng có nhiều hình thức phát triển ngôn ngữ khác nhau. Hầu hết trẻ em đã có thể giao tiếp tốt bằng lời nói khi lên 3 tuổi. Nhưng một đứa trẻ có thể không nói được từ nào cho đến khi 2,5 tuổi và sau đó ngay lập tức bắt đầu nói những câu ngắn khoảng vài ba từ. Một đứa trẻ khác có thể nói một vài từ khi 10 tháng nhưng vốn từ tăng lên rất ít trong những năm sau đó. Mặt khác, có những đứa trẻ bắt đầu tập nói vào khoảng 12 tháng và tiến triển ở tốc độ ổn định.
Bé chậm phát triển ngôn ngữ thường có những biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ sơ sinh hoặc thời thơ ấu. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong sự phát triển chung cũng có thể gây ra sự chậm phát triển ngôn ngữ. Những bé chậm phát triển giao tiếp có thể đạt được các kỹ năng ngôn ngữ theo tiến trình bình thường nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều, hay nói cách khác sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có thể tương đương với trẻ phát triển bình thường ở độ tuổi nhỏ hơn nhiều.
Chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể được gọi là "trẻ biết nói muộn" hoặc "trẻ chậm trưởng thành". Theo đó, chứng bệnh này thường tính gia đình.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là rối loạn phát triển phổ biến nhất ở trẻ từ 3 đến 16 tuổi, ảnh hưởng đến khoảng từ 3 -10 % tổng số trẻ em và chúng phổ biến ở trẻ trai gấp 3-4 lần so với trẻ gái.
2. Các dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
đó không ổn đối với trẻ, bố mẹ nên mạnh dạn hỏi bác sĩ về điều đó. Sau tất cả, bố mẹ chính là người hiểu con mình nhất. Các dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mà bố mẹ cần biết, bao gồm:
- 4 tháng tuổi: Bố mẹ không biết được khi nào trẻ vui hay buồn; trẻ không thủ thỉ hoặc không bắt đầu nói bi bô,...
- 6 tháng tuổi: Trẻ không cười hay la hét, không kết hợp các nguyên âm thành tiếng bập bẹ (à, ơ, ồ)
- 7 tháng tuổi: Trẻ không bắt chước âm thanh mà người khác tạo ra, không sử dụng hành động để thu hút sự chú ý của bố mẹ
- 8 tháng tuổi: Chưa bắt đầu bập bẹ phụ âm
- 9 tháng tuổi: Trẻ không trả lời khi được gọi tên, không bi bô được các phụ âm và nguyên âm với nhau ("mama," "baba"), không nhìn về phía bố mẹ chỉ
- 12 tháng tuổi: Trẻ không nói "mẹ" hoặc "bố", không sử dụng các cử chỉ như vẫy tay, lắc đầu hoặc chỉ tay, không thực hành sử dụng ít nhất một vài phụ âm (ví dụ như p hoặc b) không hiểu và trả lời những từ như "không" và "tạm biệt", không chỉ ra những thứ trẻ quan tâm như chim hoặc máy bay trên cao, không thể nói những từ đơn lẻ
- Từ 12 đến 15 tháng tuổi: trẻ không lảm nhảm như đang nói chuyện
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn. Vì thế, khi cha mẹ thấy con mình chậm chạp so với các bạn đồng trang lứa, đồng thời có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp nghiêm trọng thì cần sớm đưa trẻ đi kiểm tra, khám sức khỏe tổng quát. Từ kết quả đó các bác sĩ sẽ tư hướng điều trị tốt nhất.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp hay gặp các vấn đề về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Nguồn tham khảo: babycenter.com