Thuốc cảm cúm có làm tăng huyết áp?

Một số loại thuốc cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh cao huyết áp thì nên thận trọng sử dụng các loại thuốc này. Vì những thuốc này có thể là nguy cơ gây tăng huyết áp hoặc tác động vào hiệu quả điều trị bệnh đối với người bệnh có bệnh lý nền tăng huyết áp.

1. Giải thích thuốc cảm cúm có thể gây tình trạng nguy hiểm cho người bệnh mắc tăng huyết áp

Hiện nay các loại thuốc cảm cúm hoặc cảm lạnh được bày bán khá rộng rãi trên thị trường và thậm chí có thể người bệnh tự ý mua để sử dụng. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh tim mạch nói chung và những người tăng huyết áp nói riêng phải rất thận trọng với những loại thuốc này. Vì thuốc có thể gây rủi ro cho những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, rối loạn nhịp tim, huyết áp. Và cũng đã có trường hợp bị tai biến đột quỵ phải nhập viện do tự ý sử dụng thuốc cảm cúm.

Tại sao thuốc cảm cúm làm tăng huyết áp hoặc có thể làm cho tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn? Bởi vì thành phần của các thuốc cảm cúm này có chứa paracetamol, phenyl prolamin PPA... Từ lâu các nghiên cứu cũng như cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ đã xếp những loại thuốc trị bệnh cảm cúm có thể chứa nhóm chất PPA không an toàn và không được sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những đối tượng mắc bệnh liên quan đến hệ tim mạch.

Phenyl prolamin PPA là một hoạt chất có tính chất tương tự như một amin giao cảm, có tác dụng gây ra tình trạng co các tiểu động mạch nhỏ ngoại biên, làm co mạch ở cuống mũi, vì thế sẽ làm giảm các triệu chứng viêm, giảm xuất tiết đồng thời giảm được tình trạng chảy nước mũi. Với liều lượng sử dụng khác nhau có thể khiến cho khả năng làm giãn phế quản cũng như gia tăng nhịp tim và co các mạch máu... Tác dụng co mạch của thuốc PPA còn giúp làm giảm các triệu chứng phù nề ở niêm mạc mũi. Vì vậy thuốc có thể được sử dụng trong điều trị chứng nghẹt mũi, viêm xoang cấp. Thuốc cảm cũng có khả năng ức chế sự thèm ăn nên thuốc có thể được sử dụng như một trong những phương pháp giúp giảm cân. Tuy nhiên thuốc PPA chủ yếu được sử dụng để đưa vào các loại thuốc trị cảm cúm bởi thuốc có tác dụng nhanh chóng làm giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm.

Theo quy định, liều lượng sử dụng an toàn của thuốc PPA được khuyến nghị từ 25 đến 30mg cho mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, để cắt nhanh các triệu chứng của cảm cúm thì nhiều nhà sản xuất có thể sử dụng hợp chất này với hàm lượng cao hơn. Chẳng hạn có những viên thuốc cảm cúm sẽ có hàm lượng PPA chứa 30 mg trong khi hướng dẫn sử dụng vẫn cho phép uống hai viên một lần. PPA có mặt trong hầu hết các loại thuốc cảm và có tác dụng co mạch giúp làm giảm sung huyết niêm mạc mũi, đồng thời giảm tiết dịch ở cơ quan này. Tuy nhiên tác dụng co mạch là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Nên nếu sử dụng thuốc cảm cùng với thuốc điều trị huyết áp có thể khiến cho thuốc hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy thuốc cảm làm tăng huyết áp nếu người bệnh có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch sử dụng điều trị.

2. Những loại thuốc cần thận trọng khi sử dụng cho người tăng huyết áp trong điều trị cảm cúm

Thành phần thuốc cảm có chứa phenylpropanolamin hoặc acetaminophen đều có thể gây tăng huyết áp thì bên cạnh đó, một số loại thuốc có chứa thành phần này cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp ở người bệnh. Các thuốc làm tăng huyết áp người bệnh cần thận trọng khi sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Thuốc có tác dụng trong việc giúp giảm đau và giảm tình trạng viêm. Các thuốc như ibuprofenaspirin có thể được lựa chọn để giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Vì vậy, ibuprofen có nguy cơ làm tăng huyết áp và đột quỵ, trong khi đó thì aspirin không làm tăng nguy cơ này.
  • Thuốc thông mũi cũng có thể được sử dụng nhiều trong điều trị cảm cúm. Bởi vì thuốc có thể giúp cho người bệnh giảm được các triệu chứng liên quan đến ngạt mũi. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra rủi ro cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc các rối loạn tim mạch. Thuốc thông mũi hoạt động dựa trên cơ chế co mạch máu trong xoang và cũng có thể làm co mạch ở các nơi khác của cơ thể. Chính vì vậy thuốc có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim của người bệnh. Thuốc thông mũi tương tác với thuốc huyết áp có thể khiến cho hiệu quả của thuốc huyết áp bị giảm. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng và được chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Khi bị cảm cúm thì người bệnh nên uống nhiều nước lọc, ăn trái cây... để có thể giúp làm sạch đờm, chất nhầy trong phổi. Đồng thời có thể tăng độ ẩm không khí giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn mũi, giảm nghẹt mũi và ho. Hơn nữa, nên tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Camphor có tác dụng gì?
    Camphor có tác dụng gì?

    Thuốc Camphor là thuốc có nguồn gốc thảo dược thường được dùng để chữa cảm cúm, sát khuẩn không khí hay xua đuổi côn trùng. Vì có nguồn gốc thảo dược nên thuốc Camphor thường ít gây ra các tác ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Tacodolgen
    Công dụng thuốc Tacodolgen

    Thuốc Tacodolgen chứa hai thành phần chính là Paracetamol và Clorpheniramin. Thuốc Tacodolgen được chỉ định trong điều trị triệu chứng trong các trường hợp cảm cúm như sốt, nhức đầu, đau cơ, đau khớp kèm theo sổ mũi, viêm ...

    Đọc thêm
  • comazil
    Công dụng thuốc Comazil

    Thuốc Comazil là thuốc trị cảm cúm có nguồn gốc từ thảo dược, được sử dụng nhằm cắt cơn cảm cúm và điều trị triệu chứng gây ra do cảm cúm. Vậy Comazil là thuốc gì và được sử dụng ...

    Đọc thêm
  • tanarhunamol
    Công dụng thuốc Tanarhunamol

    Thuốc Tanarhunamol được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Paracetamol, Dextromethorphan và Clorpheniramin maleat. Thuốc được sử dụng trong điều trị triệu chứng cho bệnh nhân bị cảm cúm.

    Đọc thêm
  • thuốc Asafetida
    Công dụng thuốc Asafetida

    Thuốc Asafetida là nhựa từ 1 loài thực vật bản địa ở miền đông Iran và miền tây Afghanistan. Thuốc được sử dụng để long đờm, trị ho, trị giun sán,... Cùng tìm hiểu về thuốc Asafetida qua bài viết ...

    Đọc thêm