Bệnh tiểu đường: Để có một trái tim khỏe mạnh

Bệnh nhân tiểu đường thường có các biến chứng về tim mạch cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, đối với bệnh nhân bị tiểu đường việc chăm sóc để có một trái tim khỏe mạnh, ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch như tăng huyết áp, đột quỵ ở người tiểu đường là quan trọng.

1. Biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường?

Mắc bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim cũng như có nguy cơ bị đau tim, huyết áp cao, đột quỵ, cholesterol cao, cao hơn so với người bình thường.

Để bảo vệ trái tim và sức khỏe của mình bằng cách quản lý đường huyết. Nếu bạn có hút thuốc lá, tốt nhất là nên dừng lại.

2. Mối liên quan giữa tiểu đường, bệnh tim mạch, và đột quỵ

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường có thể phá hủy các mạch máu và dây thần kinh có thức năng kiểm soát tim và các mạch máu trên cơ thể bạn. Bạn bị tiểu đường càng lâu thì khả năng mắc bệnh tim càng cao.

Người lớn mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong cao do biến chứng của bệnh tim hoặc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người không mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, một số biện pháp có thể kiểm soát bệnh tiểu đường cũng giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ

Các bước để giúp bạn giảm nguy cơ tim mạch do tiểu đường từ các chuyên gia y tế bao gồm: Học cách kiểm soát stress, uống thuốc bảo vệ tim, và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Đau tức ngực kèm khó thở có phải dấu hiệu bệnh tim mạch không
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao

3. Các loại thực phẩm giúp trái tim khỏe mạnh

Chỉ cần những thay đổi nhỏ trong cách nấu ăn hàng ngày cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bạn có thể bảo vệ tim và mạch máu của mình bằng cách:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm có chứa chất béo tốt cho sức khỏe và cắt giảm những chất béo không có lợi cho sức khỏe.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng, đó là việc không dễ nhưng lợi ích mà nó đem lại rất xứng đáng
  • Cắt giảm thực phẩm có nhiều natri sẽ giúp ích rất nhiều trong trường hợp bạn bị huyết áp cao.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm đóng gói (mua tại cửa hàng) đồ ăn nhẹ, đồ ngọt, đồ nướng, thực phẩm chiên, thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến (thịt xông khói và xúc xích) có chứa rất nhiều chất béo bão hòa làm tăng cholesterol có hại cho sức khỏe.
  • Rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây ít chất béo, nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các loại hạt, bơ, và các loại dầu có nguồn gốc thực vật (như dầu ô liu, đậu phộng và dầu hoa rum cung cấp cho bạn chất béo lành mạnh. Khi chế biến thức ăn, hãy lưu ý đến lượng dầu và bơ bạn thêm vào món ăn để giảm tổng lượng calo, giúp kiểm soát cân nặng. Bơ có nhiều chất béo bão hòa, vì vậy hãy cố gắng cắt giảm lượng bạn sử dụng.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu omega-3. Thực phẩm giàu chất béo omega-3 đặc biệt có lợi cho sức khỏe tim mạch, bao gồm các loại cá "béo" như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá thu và cá mòi. Các loại thực phẩm khác cung cấp axit béo omega-3 bao gồm: Các sản phẩm từ đậu nành, quả óc chó, hạt lanh và dầu hạt cải. Cố gắng đưa những thứ này vào thực đơn ăn uống của bạn một cách thường xuyên. Cần chú ý nhiều hơn đến khẩu phần ăn của bạn vì chỉ một lượng nhỏ các thực phẩm tốt cho sức khỏe kể trên cũng giúp bạn rất nhiều và mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe
  • Chọn các phương pháp chế biến lành mạnh. Bạn có thể cắt giảm lượng calo và chất béo không tốt trong bữa ăn của mình bằng cách nướng, rang, và hấp. Khi bạn chiên thức ăn, nó làm tăng chất béo không lành mạnh và làm tăng tổng hàm lượng calo mà bữa ăn cung cấp. Sử dụng một ít chất béo khi nấu ăn cũng không sao, nhưng đừng dùng nhiều quá
  • Nấu ăn tại nhà và sử dụng đồ ăn tươi là tốt nhất. Nấu ăn ở nhà giúp bạn kiểm soát nhiều hơn những gì bạn đang ăn. Thực phẩm tại nhà hàng hầu như luôn được cho rất nhiều chất béo, đường, muối và các gia vị khác.
  • Cắt bỏ lượng mỡ trên thịt gia cầm: Cắt bỏ chất phần thịt mỡ từ thịt và thịt gia cầm. Bạn nên nướng thịt trên giá để chất béo chảy ra. Tốt nhất nên sử dụng thịt nạc và nên lột da gia cầm trước khi ăn. Tìm cách giải pháp thay thế khác có lợi cho sức khỏe hơn. Ví dụ:
  1. Thay vì thịt bò xay thông thường hãy thay thế bằng 90% thịt bò nạc xay, hoặc tốt hơn hãy thử thịt gà xay vì chúng chứa ít calo hơn, ít chất béo bão hòa và ít cholesterol hơn.
  2. Thay vì sử dụng kem tươi cho các món bánh, hay thay thế chúng bằng sữa chua do sữa chua ít chất béo hơn và ít calo hơn.
  3. Thay vì sử dụng bơ thực vật khi nấu ăn, hãy thử dầu ô liu, nghệ tây và các loại dầu có nguồn gốc thực vật khác, hoặc giảm lượng bơ thường dùng đi. Cách này sẽ giảm chất béo không tốt và tăng cường chất béo có lợi cho tim.
  4. Thay vì sử dụng những đồ ăn nhẹ như bánh quy giòn, khoai tây chiên, kẹo làm thức ăn vặt hãy thử trái cây với sữa chua nguyên chất, rau tươi, một lát bánh mì nướng nguyên hạt với bơ đậu phộng tự nhiên hoặc các loại hạt khác. Những loại thực phẩm thay thế này ít chất béo bão hòa hơn.

4. Tiểu đường có nên ăn gạo lứt không?

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt được xem là rất tốt cho sức khỏe. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn ở những người thừa cân, cũng như những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Kiểm soát lượng đường trong máu chính là chìa khóa để trì hoãn sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu trên 16 người trưởng thành mắc tiểu đường, khi chế độ ăn được thay thế bằng 2 phần gạo lứt thì giảm đáng kể lượng đường máu sau bữa ăn so với ăn gạo trắng

Ngoài ra gạo lứt cũng góp phần đáng kể trong việc kiểm soát tiểu đường do có tác dụng giúp giảm cân. Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tuần ở 40 phụ nữ nặng cân hoặc béo phì, ăn 3/4 chén (150 gram) gạo lứt mỗi ngày giúp giảm cân nặng đáng kể, giảm cả vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI), so với màu trắng gạo.

Như vậy đối với người tiểu đường thì nên sử dụng gạo lứt thay thế gạo trắng, vừa có tác dụng giảm lượng đường trong máu vừa có tác dụng giảm cân. Người Nhật Bản thường xuyên sử dụng gạo lứt vào trong thực đơn của họ, vì thế chế độ dinh dưỡng của người Nhật rất tốt cho sức khỏe và tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản rất cao. Bạn cũng có thể học để chế biến những món ăn ngon giàu chất dinh dưỡng từ gạo lứt.

Gạo đỏ
Gạo lứt rất có lợi cho sức khỏe

Kết luận

Để có một trái tim khỏe ở người mắc tiểu đường, việc thay đổi cách thức chế biến thông thường để tốt hơn cho sức khỏe là quan trọng. Gạo lứt nên được thay thế gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra cần tránh bia, rượu, đồ uống có ga, kết hợp với việc vận động thể lực thường xuyên và dùng thuốc theo đơn của Bác sĩ, bạn đã có thể kiểm soát tiểu đường một cách hiệu quả, tránh các biến chứng về huyết áp, tim mạch, và đột quỵ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

822 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan