Bị tiểu đường có đau đầu không?

Bệnh tiểu đường có gây đau đầu không? Đau đầu có liên quan đến bệnh tiểu đường không?... Đọc tiếp bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thông tin về chứng đau đầu trong bệnh tiểu đường.

1. Tiểu đường có đau đầu không?

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh lý xảy ra khi cơ thể không tạo đủ lượng insulin hoặc cơ thể không insulin trong cơ thể không được sử dụng đúng cách khiến cho lượng đường tích tụ trong máu.

Bệnh tiểu đường có gây đau đầu không? Theo đó, bệnh tiểu đường không gây đau đầu, nhưng đó có thể là biểu hiện của việc cơ thể đang gặp vấn đề về việc kiểm soát lượng đường trong máu – biểu hiện của bệnh tiểu đường.

Dĩ nhiên, không phải tất cả bệnh nhân bị tiểu đường đều bị đau đầu. Những trường hợp mới phát hiện bệnh tiểu đường thường dễ bị đau đầu do sự thay đổi lượng đường trong máu. Một cơn đau đầu có thể cho thấy lượng đường trong máu quá cao (tăng đường huyết) hoặc xuống thấp (hạ đường huyết).

Mức độ biến động đường huyết càng lớn thì người bị tiểu đường đau đầu càng nhiều. Thực tết đau đầu liên quan đến tiểu đường là bởi sự thay đổi của các hormone. Điển hình nhất là 2 loại hormone epinephrine và norepinephrine. Hai loại hormone này có thể khiến cho các mạch máu trong não bị co (co mạch).

2. Các trường hợp đau đầu ở người tiểu đường

Các trường hợp đau đầu do tiểu đường gồm:

2.1. Đau đầu do tăng đường huyết

Bạn cũng có thể bị đau đầu khi bị tiểu đường nếu xảy ra tình trạng tăng đường huyết. Tăng đường huyết đặc trưng bởi đường trong máu tăng cao – một rối loạn nghiêm trọng có thể gây tử vong nếu như không được kiểm soát.

Đường trong máu tăng cao liên tục, về lâu dài chúng có thể phá huỷ các cơ quan trong cơ thể, gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nhiều người không nhận ra các dấu hiệu tăng đường huyết mặc dù trên thực tế khi kiểm tra đường huyết đã tăng cao.

Đau đầu được cho là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tăng đường huyết. Khi đường huyết trong máu tăng càng cao thì cơn đau đầu sẽ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn cần theo dõi lượng đường trong máu, giữ được lượng đường huyết ổn định. Đặc biệt là với các đối tượng có nguy cơ hoặc đã bị tiểu đường.

Ngoài đau đầu thì khi đường huyết tăng bạn còn gặp phải một số biểu hiện khác như:

  • Mất nước;
  • Khát;
  • Mệt mỏi;
  • Tiểu nhiều;
  • Mờ mắt.

Theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu tăng đường huyết giúp việc tầm soát đạt hiệu quả.

2.2. Đau đầu do hạ đường huyết

Hạ đường huyết cũng có thể gây đau đầu. Theo đó, hạ đường huyết là lượng đường trong máu giảm, thấp hơn 70mg/dL. Đây cũng là một trong những mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và triệu chứng đau đầu. Khi bị hạ đường huyết đột ngột, bạn có thể có các biểu hiện:

  • Đổ mồ hôi;
  • Buồn nôn;
  • Chóng mặt;
  • Run rẩy;
  • Mệt mỏi.

Đau đầu cũng thường xuất hiện ở những đối tượng bị hạ đường huyết. Để giảm nguy cơ hạ đường huyết đột ngột, bạn cần chú ý theo dõi và điều chỉnh đường huyết.

Cần kiểm tra đường huyết từ 15-20 phút sau khi ăn uống các thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate. Nếu đường huyết ổn định, tình trạng đau đầu sẽ được cải thiện. Đôi khi bạn cũng cần phải sử dụng đến thuốc giảm đau để cải thiện cơn đau trong các cơn đau đầu do hạ đường huyết.

Bạn cần nhớ, hạ đường huyết được xem là triệu chứng nghiêm trọng ở các đối tượng bị tiểu đường. Bởi hạ đường huyết có thể gây ra động kinh, hôn mê nếu như không được điều trị đúng, kịp thời.

2.3. Đau đầu do bệnh thần kinh trong tiểu đường

Đường huyết cao có thể kéo theo các ảnh hưởng khác đến nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh. Các dây thần kinh bị ảnh hưởng và kích thích do đường trong máu cao có thể gây ra bệnh thần kinh do tiểu đường

2.4. Đau đầu do tăng nhãn áp trong tiểu đường

Người bị tiểu đường có nguy cơ tiến triển xấu bệnh tăng nhãn áp, đặc biệt là tiểu đường type 2. Tăng nhãn áp do dây thần kinh thị giác nhạy cảm với lượng đường trong máu tăng cao. Áp lực trong mắt tăng lên trong bệnh tăng nhãn áp gây ra tình trạng đau đầu.

Các dấu hiệu khác kèm theo đau đầu trong tăng nhãn áp do tiểu đường gồm:

  • Buồn nôn;
  • Nhìn mờ;
  • Mất thị lực đột ngột;
  • Ảo giác;
  • Nôn.

Mặc dù bệnh tiểu đường không gây đau đầu, nhưng các triệu chứng của tiểu đường, các biến chứng của tiểu đường có thể gây ra tình trạng đau đầu.

3. Bị tiểu đường đau đầu khi nào cần đi khám?

Đau đầu ở người tiểu đường xuất phát chủ yếu từ nồng độ đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Các trường hợp này đều có thể đe dọa đến tính mạng và các biến chứng lâu dài khác cho sức khỏe của người bệnh.

Do vậy, khi bị đau đầu kéo dài trong bệnh tiểu đường bạn nên đi khám, tham vấn với bác sĩ để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Bạn cần đi khám nếu bị đau đầu trong bệnh tiểu đường mà:

  • Đường huyết không ổn định;
  • Đau đầu nghiêm trọng;
  • Các dấu hiệu bất thường khác thường xuyên, liên tục kèm đau đầu.

Đi khám giúp bác sĩ có các phương án tư vấn, điều trị phù hợp với tình trạng tiểu đường của bạn, giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.

4. Xử trí đau đầu trong tiểu đường

Bạn đã biết mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và đau đầu. Vậy, khi bị tiểu đường mà kèm theo đau đầu phải xử trí thế nào?

Theo đó, việc điều trị tiểu đường quan trọng nhất đó là kiểm soát và duy trì đường huyết ổn định. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần kiểm tra đường huyết định kỳ, các thông tin về chỉ số đường huyết có ý nghĩa quan trọng trong điều trị tiểu đường.

Nếu có các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị hạ đường huyết, bạn có thể ăn đồ ngọt và kiểm tra lại lượng đường huyết sau khoảng 15-20 phút. Trường hợp vẫn không cải thiện, bạn cần đến cơ sở y tế, vì hạ đường huyết quá thấp có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Nếu bạn bị tăng đường huyết, cần sử dụng thuốc để hạ đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc tiêm insulin theo chỉ định. Trường hợp đường huyết quá cao cần đến ngay cơ sở y tế để xử trí, đề phòng các biến chứng nguy hiểm khác.

Tiểu đường là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, tuy nhiên, cũng có một số cách đơn giản để giảm đau đầu trong tiểu đường như:

  • Thuốc giảm đau;
  • Chườm nóng;
  • Chườm lạnh;
  • Nghỉ ngơi, thư giãn;
  • Tập thể dục;
  • Uống đủ nước;
  • Kiểm tra đường huyết định kỳ.

Tiểu đường không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra đau đầu, nhưng nó cũng có mối liên hệ nhất định. Bằng cách theo dõi đường huyết, bạn có thể giảm thiểu các cơn đau đầu cũng như các biểu hiện và biến chứng của tiểu đường.

Những thông tin trên đây đã cung cấp cho bạn mối liên quan giữa tiểu đường và đau đầu, bị tiểu đường có gây đau đầu không? Nếu còn băn khoăn nào khác về tiểu đường bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan