Các răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?

Đau răng do sâu răng gây khó chịu cho người bệnh. Giải pháp cho nhiều chiếc răng sâu là nhổ bỏ nhưng nếu răng số 7 bị sâu có nên nhổ không hay có nên nhổ răng số 7 hàm dưới không vẫn là thắc mắc của nhiều người. Mời bạn đọc tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.

1. Răng số 7 là răng nào?

Răng số 7 là răng cối lớn thứ hai ở trên khuôn hàm và mọc liền kề cạnh răng số 8 và răng số 6. Chúng được đánh giá là chiếc răng quan trọng và bậc nhất trong quá trình mà ăn nhai của mỗi người.

Răng số 7 nằm sâu gần như trong cùng, có tổng cộng 4 chiếc răng chia đều 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới, làm nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn cùng với răng số 6.

Theo đó, răng hàm số 7 chỉ mọc duy nhất một lần và không trải qua quá trình thay răng sữa. Răng thường phát triển trong giai đoạn từ 12 – 13 tuổi.

2. Nguyên nhân gây ra sâu răng số 7

Quá trình sâu răng số 7 sẽ gây ra ảnh hưởng đến rất nhiều những vấn đề bên trong sức khỏe và sinh hoạt của những người bệnh. Đầu tiên cần phải kể đến chính là việc ăn uống của bạn sẽ có thể trở nên vô cùng khó khăn, chẳng những thế mà những răng bên cạnh sẽ cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Răng số 7 bị sâu thường do các nguyên nhân sau:

2.1. Vị trí đặc biệt ở trên cung hàm

Khả năng người bệnh sẽ mắc sâu răng số 7 cao hơn hẳn so với những chiếc răng thông thường. Hầu hết thì mọi người đều có thể bị sâu răng với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Sở dĩ bệnh sẽ bắt nguồn là do:

  • Răng số 7 sẽ nằm sâu nhất ở trong cung hàm (trong trường hợp mà răng khôn chưa mọc hay đã bị nhổ).
  • Vị trí của răng số 7 có tập trung ở nhiều bó cơ hàm, nướu và ở mặt trong má. Do vậy việc vệ sinh chiếc răng này thường sẽ khá khó khăn.
  • Việc chỉ sử dụng đến bàn chải đánh răng sẽ khó có thể loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên bề mặt răng số 7. Do vậy việc sâu răng là điều dễ dàng xảy ra do các vi khuẩn, và tác nhân có hại dễ sinh sôi và tấn công răng.

2.2. Do chức năng của răng

  • Sâu răng số 7 hàm dưới hoặc hàm trên không chỉ là bắt nguồn từ vị trí đặc thù mà còn do cả chức năng hoạt động chính của chiếc răng này. Thường răng số 6 và 7 giữ vai trò chủ chốt bên trong việc nghiền nát thức ăn trước khi đẩy xuống dạ dày. Thức ăn sau khi được nhai nát sẽ tạo thành các mảng bám nhỏ trên bề mặt răng.
  • Khi các mảnh vụn này bám ở răng số 7 lâu ngày nhưng không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sẽ dễ hình thành sâu răng. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra sâu răng số 7 cao hơn so với khả năng xuất hiện sâu ở những chiếc răng khác ở trên cung hàm.

2.3. Thói quen ăn uống kém khoa học

Nguyên nhân tiếp theo mà chúng ta cần kể đến đó chính là thói quen ăn uống kém lành mạnh của những người bệnh. Việc ăn uống vô tội vạ rất dễ dẫn đến những bệnh lý về sâu răng. Đặc biệt là sâu răng số 7 chủ yếu là do:

  • Thời gian ăn uống ở trong ngày không đều đặn và thường hay bị xáo trộn.
  • Người bệnh thường xuyên ăn các thực phẩm có chứa rất nhiều đường như bánh kẹo, và socola hoặc nước ngọt...
  • Những thức ăn có độ bám dính tốt như là tinh bột cũng là một nguyên nhân dễ khiến cho răng số 7 bị sâu.

Những nguyên nhân trên là yếu tố hàng đầu để gây ra tình trạng sâu chiếc răng thứ 7. Do vậy để bảo vệ hàm răng chắc khỏe thì chúng ta nên chú ý ghi nhớ để có thể phòng ngừa bệnh lý sâu răng.

3. Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?

Chính vì vị trí và chức năng của răng số 7 đặc thù nên việc nhổ răng sâu số 7 sẽ không đơn giản. Răng số 7 bị sâu là loại răng vĩnh viễn, một khi đã nhổ bỏ thì sẽ không thể mọc lại được nữa. Nhổ răng số 7 bị sâu cũng khá là nguy hiểm nếu như thực hiện sai kỹ thuật vì ở tại chân răng tập trung rất nhiều dây thần kinh.

Răng số 7 bị sâu khiến cho khả năng nhai và nghiền thức ăn sẽ bị hạn chế và làm tăng nguy cơ tích tụ các vi khuẩn trong lỗ sâu răng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người khi sâu răng số 7 đều sẽ gặp tình trạng khiến răng ê buốt và đau nhức kéo dài khi ăn đồ nóng hoặc là đồ lạnh.

Răng số 7 có các ảnh hưởng lớn tới cấu trúc răng xung quanh, nếu như thiếu răng số 7 sẽ làm cho hàm bị tình trạng xô lệch, nặng hơn là biến dạng khuôn mặt. Sâu răng số 7 sẽ kéo dài sẽ khiến cho vi khuẩn lây lan sang răng số 6 hoặc răng số 8, nguy hiểm hơn là người bệnh có thể bị áp xe răng, viêm tủy răng hay viêm nha chu. Vì vậy, ngay khi phát hiện răng số 7 bị sâu thì người bệnh nên sớm có phương pháp điều trị.

Nha sĩ khuyến cáo chỉ nên nhổ bỏ răng số 7 trong những trường hợp răng sâu quá nặng, đã vào đến tủy răng, chân răng lung lay, không còn khả năng tái tạo. Sau khi nhổ người bệnh có thể lựa chọn trồng răng giả để có thể thay thế răng đã mất. Nếu răng còn có thể khôi phục được, thì nha sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách chữa răng sâu số 7 mà không cần phải nhổ.

4. Có nên nhổ răng số 7 hàm dưới không

Nhổ răng số 7 hàm dưới có thể sẽ nguy hiểm: Trên thực tế, thì nhổ răng số 7 hàm dưới hay những răng khác đều có thể sẽ nguy hiểm với sức khỏe của người bệnh nếu như xảy ra biến chứng, sự cố. Nhổ răng số 7 hàm dưới có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ biến chứng này. Nguyên nhân chính dẫn tới nhổ răng biến chứng là do kỹ thuật nhổ răng kém và chăm sóc sau nhổ răng không đảm bảo, các sơ suất y tế trong khi nhổ răng.

Nhổ răng số 7 hàm dưới có gây nguy hiểm không sẽ phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật nhổ răng và các cách chăm sóc sau nhổ răng. Với các sự tiến bộ của ngành nha khoa hiện nay, nhổ răng số 7 bằng kỹ thuật mới đảm bảo an toàn và không biến chứng, nhanh lành thương.

Một thực tế khác đó là với những kỹ thuật nhổ răng mới hiện nay, khi nhổ răng bạn hoàn toàn không cảm thấy bị đau nhức. Kỹ thuật nhổ răng không đau đã khiến cho việc nhổ răng số 7 hàm dưới trở nên vô cùng đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.

Như vậy, nhổ răng số 7 hàm dưới có nguy hiểm không nếu xét trên kỹ thuật nhổ răng hiện đại. Sự tiến bộ của kỹ thuật nhổ răng đã giúp bệnh nhân nhổ răng an toàn, nhanh chóng và không hề nguy hiểm.

5. Một số ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xảy ra khi nhổ răng số 7 bị sâu

Là răng ở một vị trí quan trọng, đảm nhiệm chức năng nhai và nghiền nát thức ăn, khi răng số 7 bị sâu sẽ có thể ảnh hưởng tới chức năng này đầu tiên. Cùng với đó, thì vi khuẩn từ răng số 7 sẽ có thể lan sang và tấn công các răng xung quanh.

Những triệu chứng của việc bị sâu răng sẽ còn ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và tâm lý của người bệnh, gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu qua các ảnh hưởng xấu do tình trạng sâu răng số 7 gây ra ngay sau đây.

Ảnh hưởng đến khả năng nhai nghiền thức ăn

  • Thông thường khi mà bị sâu răng số 7 thì khả năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Có thể nói đây chính là ảnh hưởng nghiêm trọng đầu tiên, cũng là đặc trưng nhất của bệnh lý về răng này.
  • Việc nhai và nghiền thức ăn khi răng số 7 bị sâu sẽ có thể làm tác động đến các lỗ sâu.
  • Nên nếu như không cẩn thận sẽ phát sinh nên các cơn đau hoặc là gia tăng cường độ bị đau răng.
  • Chính vì tình trạng sâu răng đó là nguyên nhân tạo nên cảm giác người bệnh bị chán ăn và biếng ăn ở nhiều người.

Gây ra suy nhược cơ thể

  • Những cơn tê buốt, đau nhức xuất hiện là điều không thể tránh thể tránh khỏi khi bị sâu răng số 7.
  • Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho việc ăn uống bị ảnh hưởng. Đó chính là lý do khiến cho sức và tinh thần bệnh nhân giảm sút.
  • Tình trạng sâu răng càng kéo dài, sức khỏe của bệnh nhân sẽ càng bị ảnh hưởng xấu. Đặc biệt mọi người sẽ gặp phải các tình trạng như: sụt cân, thiếu dinh dưỡng, stress...

Tác động đến cấu trúc răng xung quanh

  • Không chỉ có vậy, sâu răng số 7 còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc răng xung quanh. Lúc này, cấu trúc và tổ chức răng xung quanh sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực:
  • Sâu răng số 7 không được điều trị kịp thời có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và lây lan sang những răng xung quanh.
  • Về cơ bản đây chính là tiền đề để hình thành nên các bệnh lý khác nguy hiểm.

6. Cách xử lý răng số 7 bị sâu

Răng mới bị sâu:

  • Không phải đến khi ở trên bề mặt răng xuất hiện các chấm đen hoặc là răng ngả màu thì mới tính là sâu răng cối số 7. Tình trạng bị sâu răng được xác định bắt đầu từ khi có các mảng bám không vệ sinh sạch được bằng bàn chải đánh răng thông thường. Đối với trường hợp này, bạn có thể nên áp dụng một số mẹo dân gian để có thể hạn chế vi khuẩn phát triển mạnh như sau:
  • Dùng hỗn hợp nước cốt chanh và muối trộn lẫn với nhau, sau đó bôi trực tiếp lên vùng sâu trên bề mặt răng.
  • Sử dụng gừng kết hợp với mật ong cũng là một giải pháp tốt giúp diệt khuẩn và cải thiện men răng.
  • Dùng tỏi tươi đem đi đập dập hoặc là ngâm cùng với nước ấm để chấm lên vết răng sâu. Cách này sẽ có thể giúp hạn chế vi khuẩn phát triển tấn công men răng nhờ các hoạt chất allicin trong tỏi.
  • Nên súc miệng hàng ngày bằng nước súc miệng chuyên dùng cho loại răng nhạy cảm.
  • Dùng đến vỏ chanh tươi rửa sạch, và cho vào chai nước làm nước súc miệng hàng ngày để có thể tăng hiệu quả sát khuẩn răng và cả khoang miệng.

Tuy nhiên những mẹo dân gian kể trên chỉ có thể tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, giảm đau, và hạn chế vi khuẩn gây ra sâu răng phát triển. Sâu răng sẽ không thể điều trị triệt để được bằng các biện pháp này. Cẩn thận hơn, thì người bệnh cần khám nha khoa để được lấy cao răng sạch sẽ, và xác định mức độ sâu, và có thể được nha sĩ chỉ định bôi vecni fluor chống sâu răng nếu như cần thiết.

Trường hợp bị sâu nặng:

  • Đối với các trường hợp sâu răng số 7 nặng, người bệnh không thể tự chữa sâu tại nhà mà bắt buộc cần đến sự can thiệp của bác sĩ Nha khoa. Tại đây, thì các bác sĩ sẽ thường tư vấn những phương pháp như hàn răng hay bọc sứ cho răng sâu. Nếu răng đã bị sâu quá nặng, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng để có thể bảo vệ các răng xung quanh, tránh sự lây lan của sâu răng.
  • Việc điều trị răng sâu càng sớm sẽ càng tốt cho sức khỏe răng miệng của người bệnh. Đây là phương pháp không chỉ giúp người bệnh thoát khỏi sự đau tức khó chịu mà răng sâu đem lại mà còn giúp cho người bệnh có thể bảo vệ các răng xung quanh tốt hơn, đảm bảo sức khỏe của răng miệng tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan