Cách điều trị xiết ăn răng ở trẻ em an toàn, hiệu quả cao

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Nam - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Xiết ăn răng là một bệnh lý về răng miệng thường gặp ở trẻ em. Bệnh gây ra nhiều vấn đề về răng miệng như: bào mòn răng, gây yếu và lung lay răng. Có nhiều cách điều trị xiết ăn răng ở trẻ, do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nha khoa để có phương pháp điều trị phù hợp.

1. Xiết ăn răng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây xiết răng

Xiết ăn răng (sâu răng) là tình trạng răng bị tổn thương, men răng bị bào mòn do vi khuẩn gây bệnh tấn công. Tình trạng này khiến răng có màu đen, men răng, ngà răng bị ăn mòn sâu. Nguyên nhân gây xiết ăn răng ở trẻ có thể là thói quen thích ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt và chưa biết cách chăm sóc răng miệng.

Trẻ em trong độ tuổi từ 4 - 8 tuổi dễ bị sâu răng nhất do cấu trúc men “mềm” hơn so với men răng và ngà răng vĩnh viễn, bởi răng sẽ bị mòn dần và cuối cùng còn gốc cùn sả nướu. Điều này khiến hoạt động ăn nhai của bé giảm đi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng vĩnh viễn về sau.

Nguyên nhân gây xiết ăn răng ở trẻ phải kể đến trách nhiệm của ba mẹ khi thờ ơ trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé. Ngoài ra, do còn nhỏ tuổi nên trẻ chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng, từ đó dễ bị các loại vi khuẩn, nhất là vi khuẩn Streptococcusmutam tồn tại trong khoang miệng, tấn công răng.

Cùng với đó thói quen ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt dính vào kẽ răng lên men, biến thành acid phá hủy men răng, ngà răng và xâm nhập vào buồng tủy răng gây đau nhức cho trẻ.

Trẻ đau răng
Sâu răng khiến trẻ đau nhức khó chịu

Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công. Trong đó, Canxi và Flour là 2 chất khiến răng trẻ khỏe mạnh hơn, thiếu những chất này răng sẽ mềm và yếu hơn.

2. Cách điều trị xiết ăn răng ở trẻ

Xiết ăn răng không những gây ra mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài của trẻ mà còn khiến các bé khó chịu do các cơn đau gây ra. Từ đó, trẻ thường quấy khocs, mệt mỏi, thậm chí bị sốt.

Điều trị xiết ăn răng sẽ giúp các bé phát triển răng miệng bình thường. Do vậy, khi phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu của xiết ăn răng, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám nha khoa để được chụp phim X-quang răng, xác định tình trạng sâu răng và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Thông thường, phương pháp điều trị xiết ăn răng ở trẻ sẽ là trám răng và bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu bé có hàm răng bị sâu răng nặng, không thể bảo tồn được bằng 2 phương pháp này thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Đây là giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ, không ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này.

Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ nếu răng bị sâu quá nặng không thể bảo tồn

2.1. Trám răng

Đây là phương pháp được nhiều nha sĩ chữa trị nhất do tính an toàn và đạt hiệu quả cao. Trám răng giúp bé ngăn chặn tình trạng sâu răng, đồng thời hình thể của răng cũng được tạo hình như răng thật, giúp tái tạo lại chức năng ăn nhai – phát âm hoàn toàn cho trẻ.

Để tiến hành trám răng, nha sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần mô răng thật bị sâu trước khi trám răng. Vật liệu nhân tạo composite sẽ được tạo hình để bổ sung phần mô răng sâu đã bị loại bỏ.

2.2 Bọc răng sứ

Bọc răng sứ được chỉ định trong trường hợp trẻ bị sâu răng trong thời gian dài, các mảng sâu đã bị vỡ lớn thì việc loại bỏ ổ viêm răng sâu để trám đòi hỏi nha sĩ phải nạo sâu hơn.

Ưu điểm của phương pháp bọc răng sứ nhằm điều trị xiết ăn răng ở trẻ là:

  • Răng sứ cũng có độ bền chắc, cảm biến thức ăn khá tốt
  • Bọc răng sứ còn giúp bé tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Răng có khả năng kháng bám tốt
răng sứ titan
Răng sứ có độ bền chắc và đảm bảo tính thẩm mỹ cao

2.3. Nhổ răng bị xiết

Nhổ răng bị siết được chỉ định trong trường hợp trẻ có răng sâu quá nặng không thể trám răng hay bọc răng sứ được.

Xiết ăn răng có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế các bậc cha mẹ cần chú ý đến vệ vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày. Khi có những dấu hiệu xiết ăn răng cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan