Chỉ định lọc máu trong viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là quá trình viêm cấp tính của tụy với bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng. Trong những năm gần gây, người bệnh mắc viêm tụy cấp ngày càng tăng, bệnh diễn biến phức tạp, tỉ lệ tử vong cao (từ 20 – 50%) với bệnh cảnh suy đa tạng, nhiễm trùng. Bệnh nhân viêm tụy cấp có thể được chỉ định lọc máu để điều trị.

1. Viêm tụy cấp là gì ?

Viêm tụy cấp được mô tả là quá trình viêm cấp tính ở tụy, do tổn thương viêm nhu mô tuyến tụy từ nhẹ đến nặng. viêm tụy cấp nhẹ thì bệnh nhân chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng. Nếu bệnh nặng sẽ diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng và tỉ lệ tử vong cao.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tụy cấp

Cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp là do nồng độ các Cytokin trong máu tăng cao, tăng phản ứng của tế bào bạch cầu và nội mạc mạch máu đông. Nguyên nhân cụ thể đa dạng:

  • Lạm dụng rượu.
  • Nguyên nhân cơ học: Sỏi mật, sỏi tụy.
  • Do rối loạn chuyển hóa tăng canxi máu (ở bệnh cường cận giáp, u tuyến giáp,...) hoặc tăng triglyceride máu.
  • Biến chứng sau phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật bụng gần tụy.
  • Biến chứng sau nội soi mật tụy ngược dòng.
  • Biến chứng sau ghép gan, thận.
  • Do chấn thương và bầm dập phần bụng.
  • Do nhiễm trùng: quai bị, giun đũa, viêm gan Virus.
  • Gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ mang thai.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: 6MP, Sulfonamide, Ethanol, Furóemide, Oestrogen,...
  • Do bệnh lý tổ chức liên kết như viêm mao mạch hoại tử, lupus ban đỏ hệ thống, Schonlein Henoch,...

Ngoài ra, có tới 10 % trường hợp viêm tụy cấp không rõ nguyên nhân.

Biến chứng đặc biệt nguy hiểm của viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

3. Triệu chứng lâm sàng của viêm tụy cấp

Các triệu chứng lâm sàng của viêm tụy cấp xảy ra rất đột ngột, diễn biến phức tạp, có thể có dấu hiệu ngoại khoa xen lẫn, nhất là ở viêm tụy cấp hoại tử.

3.1 Triệu chứng cơ năng

Gồm:

  • Đau bụng: bệnh nhân viêm tụy cấp đau đột ngột vùng thượng vị, có thể lan lên ngực, mạng sườn hoặc ra sau lưng. Cơn đau liên tục, dữ dội nhiều giờ.
  • Nôn: Đa số bệnh nhân viêm tụy cấp có nôn hoặc buồn nôn, ban đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch.
  • Bí trung đại tiện: Do liệt ruột cơ năng nên bệnh nhân không đi ngoài, bụng trướng và đầy tức.
  • Khó thở: do đau, tràn dịch màng bụng, màng phổi.

3.2 Triệu chứng toàn thân

  • Sốt: Bệnh nhân thường sốt nhẹ, nhưng nếu do viêm nhiễm đường mật do giun, sỏi hoặc hoại tử tụy rộng sẽ sốt cao.
  • Mạch và huyết áp.

viêm tụy cấp nhẹ, người bệnh thường không có triệu chứng toàn thân nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi nhưng tĩnh, mạch và huyết áp ổn định.

Những bệnh nhân viêm tụy cấp nặng có thể sốc, vã mồ hôi, nhợt nhạt, chân tay lạnh, mạch nhanh, tinh thần chậm chạp, huyết áp tụt. Người bệnh có thể hốt hoảng kích động hoặc lờ đờ mệt mỏi. Xuất hiện các vết bầm tím ở tay, chân.

Chóng mặt
Tụt huyết áp do viêm tụy cấp nặng

3.3 Triệu chứng thực thể

Nhận thấy rõ triệu chứng viêm tụy cấp ở bụng:

  • Bụng chướng đều, có khi chướng nhiều hơn ở vùng trên rốn.
  • Mảng cứng trên rốn có thể sờ thấy ở vùng thượng vị,, không di động, ấn đau, có khi lan sang hai vùng dưới sườn.
  • Điểm sườn lưng 1 hoặc 2 bên đau.
  • Triệu chứng vàng da, kèm gan to nếu nguyên nhân gây viêm tụy cấp liên quan tới túi mật hoặc gan.
  • Trường hợp viêm tụy cấp thể hoại tử nặng, thấy các mảng bầm tím dưới da ở quanh rốn hoặc hai bên mạng sườn.

4. Điều trị viêm tụy cấp

Nguyên tắc điều trị viêm tụy cấp là cần điều trị sớm, tích cực và theo dõi chặt chẽ về: tuần hoàn, hô hấp, chức năng gan thận và suy đa tạng. Bệnh nhân viêm tụy cấp nặng cần được điều trị tích cực tại các đơn vị hồi sức cấp cứu.

4.1 Xử trí và vận chuyển cấp cứu

Bệnh nhân viêm tụy cấp cần được cấp cứu khẩn cấp, thực hiện:

  • Đặt 1 – 2 đường truyền ngoại vi bù dịch 3 – 4l muối đẳng trương, đặt ống thông dạ dày dẫn lưu nếu nôn.
  • Truyền 1g paracetamol tĩnh mạch trong 15 phút để giảm đau.
  • Đảm bảo hô hấp.
Gây mê hô hấp
Đảm bảo hô hấp khi chuyển bệnh nhân viêm tụy cấp đi cấp cứu

4.2 Điều trị tại bệnh viện

  • Đầu tiên cần thực hiện các biện pháp hồi sức chung như: Hồi sức tuần hoàn, hồi sức hô hấp, hồi sức thận, hồi sức chống đau, sử dụng kháng sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch.
  • Đặc biệt, bệnh nhân viêm tụy cấp cần được lọc máu liên tục trong suốt quá trình điều trị. Chỉ định lọc máu ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng đến sớm trong 72 giờ đầu, hoặc bệnh nhân có suy đa tạng ở bệnh đến muộn. Thực hiện lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch với thể tích thay thế lớn hơn 45 ml/kg thể trọng/giờ.
  • Ngoài ra, điều trị dẫn lưu ổ bụng qua da khi bệnh nhân viêm tụy cấp có ổ dịch nằm trong hậu cung mạc nối, khoang trước thận, lan dọc theo rãnh đại tràng xuống hố chậu hoặc nằm sau phúc mạc.
  • Bệnh nhân viêm tụy cấp không do sỏi được chỉ định phẫu thuật mỡ bụng giảm áp, có thể kết hợp phẫu thuật chảy máu cấp trong ổ bụng, áp xe tụy, nang giả tụy,...
  • Tùy theo nguyên nhân gây viêm tụy cấp mà chỉ định điều trị nguyên nhân phù hợp.

Như vậy, chỉ định lọc máu trong viêm tụy cấp là rất quan trọng, ngoài ra cần kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân giúp đạt hiệu quả tốt.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan