Chỉ định và các tác dụng bất lợi khi truyền tiểu cầu

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Tiến Ngọc - Bác sĩ cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Truyền tiểu cầu được chỉ định để điều trị và phòng ngừa chảy máu ở bệnh nhân do giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì truyền tiểu cầu cũng để lại một số tác dụng phụ như sốt run, dị ứng, nhiễm trùng huyết,....

1. Chỉ định truyền tiểu cầu trong trường hợp nào?

Truyền tiểu cầu được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Chảy máu hoạt động: Khi có chảy máu hoạt động (trừ bầm máu hoặc đốm xuất huyết), truyền tiểu cầu được khuyến cáo khi số lượng tiểu cầu < 50.000/μl. Đối với xuất huyết nội sọ cần duy trì số lượng tiểu cầu cao hơn (>100.000/μl)
  • Chảy máu không hoạt động: đối với các trường hợp giảm tiểu cầu từ từ do thuốc được khuyến cáo khi số lượng tiểu cầu giảm xuống còn 10.000/μl hoặc thấp hơn.
  • Cách truyền platelet transfusions are advised for each of the following: đối với đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (khi số lượng tiểu cầu <20.000/μl), đối với chọc dò tủy sống (khi số lượng tiểu cầu <50.000/μl),....

2. Các sản phẩm tiểu cầu

2.1. Tiểu cầu Pool

Tiểu cầu được tách ra khỏi máu tươi bằng cách ly tâm đặc biệt và tiểu cầu tập trung từ 5 người cho được gộp lại với nhau trước khi lưu trữ. Tiểu cầu Pool đậm đặc có chứa khoảng 38 x 1010 tiểu cầu trong 260ml huyết tương, tương đương với số lượng tiểu cầu khoảng 130 x 109/μl.

2.2. Tiểu cầu gạn tách

Tiểu cầu gạn tách được thu nhập từ 1 người cho và có số lượng, thể tích tiểu cầu tương đương với độ đậm đặc tiểu cầu Pool từ 5 người cho. Những lợi ích của việc truyền tiểu cầu từ 1 người cho bao gồm giảm nguy cơ lây truyền nhiễm trùng ít hơn và giảm nguy cơ giảm tiểu cầu do miễn dịch (sinh kháng thể đối với tiểu cầu người cho, làm giảm tác dụng của truyền tiểu cầu, tuy nhiên những lợi ích này vẫn chưa rõ ràng, vẫn cần nhiều các thử nghiệm lâm sàng.

2.3. Tiểu cầu được làm giảm bạch cầu

Việc làm giảm bạch cầu có những ưu điểm sau: tỷ lệ lây truyền cytomegalovirus thấp hơn (vi sinh vật này được truyền trong bạch cầu), phản ứng sốt lạnh run ít hơn và giảm tỷ lệ giảm tiểu cầu do miễn dịch

Khối tiểu cầu gạn tách được sử dụng trong chỉ định truyền tiểu cầu
Khối tiểu cầu gạn tách được sử dụng trong chỉ định truyền tiểu cầu

3. Đáp ứng với truyền tiểu cầu

Ở một người lớn không bị mất máu đang tiếp diễn, một tiểu cầu đậm đặc từ 1 đơn vị máu toàn phần sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu lưu hành lên từ 7.000- 10.000/μl một giờ sau truyền. Vì trung bình 5 tiểu cầu đậm đặc được gộp chung cho mỗi lần truyền tiểu cầu, nên trung bình số lượng tiểu cầu thường tăng từ 35.000 đến 50.000/μl sau một giờ truyền.

Sự gia tăng tiểu cầu sẽ giảm sau nhiều lần truyền, do kháng thể kháng tiểu cầu ở người nhận hướng vào kháng nguyên ABO trên tiểu cầu của người cho. Truyền tiểu cầu tương hợp ABO làm giảm phản ứng này.

4. Tác dụng bất lợi truyền tiểu cầu

Các nguy cơ liên quan đến truyền tiểu cầu: phản ứng sốt run (1/14), phản ứng dị ứng (1/50), nhiễm trùng huyết (1/75.000), tổn thương phổi cấp (1/138.000), Nhiễm HBV, HCV, HIV,....

  • Sốt, lạnh run là những biến cố bất lợi thường gặp nhất liên quan đến truyền tiểu cầu và thường gặp hơn với truyền hồng cầu ( làm giảm bạch cầu, sẽ làm giảm phản ứng này)
  • Phản ứng dị ứng: ngứa, nổi mề đay, phản ứng phản vệ, sốc phản vệ cũng thường gặp hơn khi truyền tiểu cầu so với hồng cầu, vì đây là những phản ứng với protein trong huyết tương người cho, nên loại bỏ huyết tương khỏi tiểu cầu đậm đặc sẽ làm giảm nguy cơ của những phản ứng này.
  • Lây truyền vi khuẩn: vi khuẩn có nhiều khả năng phát triển mạnh hơn trong tiểu cầu đậm đặc so với hồng cầu.
  • Tổn thương phổi cấp: thường gặp khi truyền hồng cầu nhiều hơn so với tiểu cầu

Những trường hợp đang chảy máu và có số lượng tiểu cầu thấp hay giảm tiểu cầu đe dọa chảy máu sẽ có chỉ định truyền tiểu cầu. Tuy nhiên, truyền tiểu cầu cũng để lại một số bất lợi. Vì thế, việc tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở, bệnh viện uy tín trong các trường hợp cấp cứu cũng rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh cũng như hạn chế được biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan