Choline: Công dụng, tác dụng phụ, tương tác, liều lượng và cảnh báo

Choline là một chất dinh dưỡng được phát hiện gần đây và được công nhận là một chất dinh dưỡng cần thiết của vào năm 1998. Mặc dù cơ thể bạn tạo ra choline, nhưng cũng cần phải có choline từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhiều người không đáp ứng được lượng khuyến nghị cho chất dinh dưỡng này.

1. Khái niệm về Choline

So với các chất dinh dưỡng khác, choline được tìm thấy muộn hơn. Cơ thể chỉ có thể tổng hợp một lượng rất nhỏ choline do đó choline cũng cần được bổ sung từ các thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh tình trạng thiếu hụt có thể dẫn đến những tác hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên mặc dù đã được cảnh báo, nhiều người vẫn không đáp ứng đủ lượng choline cần thiết theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng.

Choline là chất dinh dưỡng thiết yếu, điều này có nghĩ là nó cần thiết cho các chức năng bình thường của cơ thể. Gan là cơ quan tổng hợp và sản xuất choline, tuy nhiên lượng choline mà gan tổng hợp được tương đối hạn chế và đó chính là lý do bạn cần bổ sung choline từ thực phẩm.

Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước. Choline không phải là vitamin cũng không phải khoáng chất, tuy nhiên nó thường được sử dụng với phức hợp vitamin B do sự tương đồng của 2 chất.

Trên thực tế, Choline và vitamin B đều có ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Choline tác động đến chức năng gan, não, chức năng vận động của hệ cơ bắp, hệ thần kinh và giúp cơ thể tăng cường khả năng trao đổi chất.

Choline
Choline là một chất dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe

2. Công dụng, tương tác, liều lượng và cảnh báo của choline

2.1. Công dụng của choline

Như đã đề cập ở phần trên, choline phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, hỗ trợ nhiều quá trình, bao gồm:

  • Hỗ trợ hình thành cấu trúc tế bào: Choline hỗ trợ việc tạo ra các chất béo để ổn định cấu trúc của màng tế bào.
  • Hỗ trợ hoạt động của các tế bào: Choline đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hợp chất hoạt động của tế bào.
  • Vận chuyển và chuyển hóa chất béo: Choline thực sự quan trọng trong việc liên kết để vận chuyển và loại bỏ cholesterol khỏi gan. Thiếu hụt hàm lượng choline có thể dẫn đến tình trạng tích tụ chất béo cũng như cholesterol trong gan và các bộ phận khác.
  • Tổng hợp ADN: Choline và các vitamin khác như vitamin B12folate tham gia vào quá trình tổng hợp vật chất di truyền ADN.
  • Nuôi dưỡng hệ thần kinh khỏe mạnh: Choline tham gia quá trình tổng hợp acetylcholine, một chất dẫn truyền xung thần kinh quan trọng liên quan đến trí nhớ, chức năng vận động cơ bắp, điều hòa nhịp tim và nhiều chức năng cơ bản khác.
Bệnh viêm gan B
Bệnh nhân mắc bệnh gan nên bổ sung Choline

Ngoài ra một số lợi ích khác của choline cũng cần được đề cập đến như:

  • Bệnh gan: Mặc dù thiếu choline có thể dẫn đến bệnh gan nhưng các chuyên gia vẫn chưa rõ liệu bổ sung choline dưới mức khuyến nghị có làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan không. Một nghiên cứu lớn thực hiện trên 56.000 người cho thấy những phụ nữ có cân nặng bình thường được bổ sung choline thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh gan thấp hơn 28% so với những người khác.
  • Ung thư: Có nhiều bằng chứng cho thấy những người phụ nữ ăn nhiều thực phẩm chứa choline có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú lên đến 24% so với những người khác. Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều choline có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư ruột kết ở phụ nữ.
  • Dị tật ống thần kinh: Các bà mẹ mang thai được cung cấp đủ choline có thể làm giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo đối với các bà mẹ đang mang thai rằng việc thiếu choline có thể làm tăng nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở trẻ lên đến 51%.

2.2. Tương tác của choline với các cơ quan trong cơ thể

Choline có khả năng tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, cụ thể:

2.2.1. Tác động đến sức khỏe tim mạch

Bổ sung choline đầy đủ được chứng minh có liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Folate kết hợp với choline giúp chuyển đổi homocysteine acid amin thành methionine. Do đó sự thiếu hụt một trong hai chất dinh dưỡng nói trên có thể dẫn đến sự tích tụ homocysteine trong máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạchđột quỵ.

Mặc dù choline có thể làm giảm nồng độ homocysteine trong máu nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để chứng minh tầm ảnh hưởng của choline trong việc phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tại nhà
Bổ sung Choline vào chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa tình trạng đột quỵ

2.2.2. Tác động đến sức khỏe não bộ

Choline tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trí nhớ, tâm trạng và tư duy.

Choline cũng cần thiết đối với quá trình tổng hợp DNA, điều này rất quan trọng với sự phát triển của não. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi lượng choline có liên quan đến sự cải thiện một số chức năng của bộ não như:

  • Khả năng ghi nhớ: Các nghiên cứu lớn đã chứng minh được mối liên quan giữa nồng độ choline với lưu lượng máu lên não để cải thiện các chức năng của não bao gồm cả khả năng ghi nhớ.

Bổ sung 1000 mg choline mỗi ngày giúp cải thiện trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn ở người trưởng thành trong độ tuổi 50-85 bị suy giảm trí nhớ. Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tháng, việc cung cấp phosphatidylcholine cho những người mắc bệnh alzheimer có khả năng cải thiện trí nhớ cho khoảng 30% đối tượng nghiên cứu.

  • Sự phát triển của não bộ: Một số nghiên cứu thực hiện trên động vật cho thấy bổ sung choline trong thời gian thai kỳ có thể nâng cao khả năng phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên những nghiên cứu trên người về đặc điểm này còn hạn chế. Một nghiên cứu quan sát thực hiện trên 1.210 phụ nữ mang thai cho thấy lượng choline không có liên quan đến hiệu suất tinh thần ở những trẻ em 3 tuổi. Tuy nhiên một nghiên cứu khác trên 99 phụ nữ mang thai đã uống 750 mg choline mỗi ngày từ tuần thai thứ 18 đã cho thấy có sự cải thiện đáng kể về sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần: Một số bằng chứng cho thấy choline có thể đóng vai trò trong sự phát triển và điều trị một số chứng rối loạn sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa sự giảm lưu thông máu với nguy cơ mắc chứng lo lắng quá mức và đưa ra phương pháp cải thiện tình trạng này bằng bổ sung choline. Kết quả thu được là rất đáng kỳ vọng.
Làm gì để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ sau điều trị bệnh ung thư
Choline giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ

2.3. Liều lượng choline

Các chuyên gia không đưa ra một lượng choline cụ thể cần bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên Viện Y học Mỹ đã thiết lập giá trị cho hàm lượng choline cần thiết mỗi ngày. Giá trị này được khẳng định phù hợp với hầu hết những người khỏe mạnh để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thiếu hụt choline.

Dưới đây là các giá trị về hàm lượng choline cần thiết cho các nhóm tuổi khác nhau trên một ngày:

Điều quan trọng cần lưu ý là nhu cầu choline còn phụ thuộc vào mỗi người. Nhiều người dù được cung cấp hàm lượng choline vượt mức khuyến cáo vẫn có thể xuất hiện tình trạng thiếu hụt choline.

2.4. Cảnh báo lạm dụng choline

Sử dụng quá nhiều choline có liên quan đến một số tác dụng phụ có hại với cơ thể bao gồm hạ huyết áp, đổ nhiều mồ hôi, mùi cơ thể, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa....

Giới hạn lượng choline mỗi ngày đối với người trưởng thành là 3.500 mg. Đây là mức tiêu thụ cao nhất được khuyến cáo mà ở đó choline không có khả năng gây hại. Đây cũng là hàm lượng choline rất khó đạt được nếu một người không sử dụng các chất bổ sung với liều lượng lớn bởi lượng choline trong các thực phẩm hàng ngày cũng là không nhiều.

Choline là chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể để đảm bảo tình trạng sức khỏe tối ưu. Choline đóng vai trò quan trọng trong chức năng não, tim mạch, gan và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Tình trạng thiếu hụt choline thường ít khi xảy ra tuy nhiên không được vì thế mà chủ quan. Để tăng lượng choline hàng ngày nên xem xét đến việc ăn nhiều thực phẩm giàu choline như cá hồi, trứng, cải xanh hay súp lơ....

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan