Chụp cắt lớp vi tính định lượng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Nguyễn Vân Anh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh đặc trưng do sự hạn chế của luồng khí không được hồi phục lại hoàn toàn. Sự hạn chế của luồng khí này thường được tiến triển từ từ, liên quan đến những phản ứng viêm xuất hiện bất thường từ phổi với những phân tử nhỏ và có chứa khí độc.

1. Đặc điểm của bệnh tắc nghẽn mạn tính COPD

COPD là một bệnh rất phổ biến hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị thành công căn bệnh này nhờ những phương pháp y khoa tiên tiến, hiện đại.

Đặc điểm nổi bật của COPD chính là giới hạn cho lưu lượng thở dai dẳng, có tiến triển và thường sẽ kết hợp cùng với đáp ứng của viêm mạn tính bên trong đường thở cùng với nhu mô phổi của người bệnh, do những hạt và khí độc gây ra. Những đợt cấp cùng với các bệnh lý đi kèm cũng là nguyên nhân khiến bệnh biến chuyển nặng hơn tại từng cá thể.

Theo nghiên cứu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở nam giới với tỷ lệ là 4-6%, và ở nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh là 1-3%, đây là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

WHO dự báo đến năm 2020 thì COPD đóng vai trò là nguyên nhân gây ra tử vong đứng thứ 3 trong tất cả những nguyên nhân dẫn đến tử vong trong y học và đứng thứ 5 về phần gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng trên toàn thế giới.

Việt Nam là một đất nước có tỷ lệ người mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tương đối cao trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong năm 2010 chúng ta đã có thống kê người mắc bệnh chiếm 4,2% dân số có độ tuổi trên 40.

Hướng dẫn trực quan về viêm phế quản
Viêm phế quản mạn tính được xem là nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đến nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn được đánh giá là bệnh khí phế thũng phổi và/ hoặc căn bệnh viêm phế quản tắc nghẽn gây nên.

Trong đó, viêm phế quản tắc nghẽn là tình trạng viêm và sưng mạn tính làm cho bên trong các ống thở (đường thở) nhỏ hơn bình thường. Sự thu hẹp này cản trở việc không khí thoát ra khỏi phổi tốt và dễ dàng.

Khí phế thũng hay còn được gọi là giãn phế nang, đặc trưng cho sự căng giãn thường xuyên, gây phá hủy không hồi phục tại thành của những khoang chứa khí bên dưới tiểu phế quản tận.

2. Nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

2.1. Do cơ địa

● Xuất phát từ yếu tố di truyền.

● Tăng đáp ứng của đường thở cùng với những khuyết tật tại phổi trong quá trình thai nhi phát triển, bị phơi nhiễm với những yếu tố vô cùng độc hại, trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp khi đang trong thời kỳ đầu phát triển cũng là một trong các yếu tố khách quan dẫn đến bệnh lý COPD.

● Giới tính: thông thường tỷ lệ người mắc phải COPD ở nam sẽ cao hơn ở nữ.

2.2. Do môi trường

● Khói thuốc chính là một trong những yếu tố nguy hiểm nhất dẫn đến COPD. Những người có thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài thì sẽ xuất hiện sự rối loạn các chức năng của phổi cùng với các triệu chứng liên quan đến hô hấp hơn so với người không hút thuốc lá. Đa số các bệnh nhân bị COPD hiện nay đều là người có tiền sử hút thuốc lá.

● Bụi cùng với các hóa chất công nghiệp: nếu tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với các chất độc hại này cũng có khiến cho cơ thể bạn phát triển COPD, bệnh sẽ càng chuyển biến xấu hơn nếu bạn tiếp tục sử dụng thuốc lá.

khói thuốc
Khói thuốc là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra COPD

3. Chụp cắt lớp vi tính định lượng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chụp cắt lớp vi tính mang đến hình ảnh có độ phân giải cao, tạo nên giá trị cốt lõi để chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạch của các bệnh nhân.

Phương pháp này giúp xác định được vị trí cùng với độ rộng, mức độ nặng nhẹ của khí phế thũng khi mà xquang tim phổi và những chỉ số trên đo chức năng hô hấp vẫn cho kết quả bình thường.

Ngoài ra, kỹ thuật này cũng thường được sử dụng khi cần phải phát hiện ra sự giãn phế quản kết hợp cùng với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Những hình ảnh liên quan đến tổn thương phế quản hoặc tiểu phế quản: cho thấy dày thành phế quản trông giống như hình đường ray hay hình nhẫn, hoặc vòng tròn lòng sáng.

Hình ảnh khí phế quản thũng: chụp cắt lớp vi tính có thể giúp chúng ta nhìn rõ được những vùng mô giảm tỷ trọng và giảm những mạch máu phổi, thậm chí là thấy rõ những bóng khí thũng,...

Quy trình chụp cắt lớp vi tinh hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang
Chụp cắt lớp vi tính định lượng giúp chẩn đoán hình ảnh rõ ràng, an toàn

4. Chẩn đoán và điều trị

4.1. Chẩn đoán

● Đa số bệnh nhân đều là nam giới, trên 40 tuổi và có tiền sử hút thuốc lá, đang bị ho khạc đờm trong nhiều năm, sự khó thở tăng dần theo thời gian.

● Bệnh nhân cũng có thể đang xuất hiện những hội chứng phế quản như ran ẩm hoặc ran rít ran ngáy. Hoặc có biểu hiện khí thũng phổi như lồng ngực bị căng giãn, gõ vang,...

● Sử dụng chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp X Quang phổi để thu nhận những hình ảnh liên quan đến phổi và các hình ảnh khí thũng phổi.

xquang Phổi có vết mờ (hình tròn)
Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

4.2. Điều trị

Đa số các trường hợp đều được điều trị bằng những loại thuốc như:

● Thuốc kháng sinh: mang đến tác dụng chống nhiễm khuẩn đường phế quản, phổi, sử dụng kháng sinh phổ rộng trong thời gian từ 7-10 ngày.

Thuốc giãn phế quản: người bệnh có thể được sử dụng phối hợp thuốc giữa các nhóm chủ vận adrenergic và kháng sinh cholinergic, đường dùng của thuốc thường được phối hợp giữa đường tại chỗ cùng với đường toàn thân.

Thuốc long đờm: sử dụng những nhóm có chứa hoạt chất N-acetylcystein.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện và điều trị kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị. Do đó, để bảo vệ bản thân bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành chụp cắt lớp vi tính định lượng bệnh COPD khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • lamozile-30
    Công dụng thuốc Lamozile-30

    Thuốc kê đơn Lamozile-30 có thành phần chính là Lansoprazol 30mg, dạng bào chế viên nang cứng. Tuân thủ chỉ định và liều dùng Lamozile-30 sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • ramol syrup
    Công dụng thuốc Ramol Syrup

    Ramol Syrup là một loại thuốc dạng bột pha siro có hàm lượng 30mg, thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc Ramol Syrup có tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp do bất thường ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Bambutor

    Bambutor thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, được sử dụng để điều trị trong những trường hợp hen phế quản và các bệnh phổi khác. Hãy cùng tìm hiểu về thông tin thuốc Bambutor thông qua bài ...

    Đọc thêm
  • Ozanier 500mg
    Công dụng thuốc Ozanier 500mg

    Ozanier 500mg có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng từ nhẹ đến trung bình hoặc nặng như: Viêm phổi, viêm phổi trong cộng đồng, nhiễm trùng da/ cấu trúc da, viêm xoang cấp tính, nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • shinfemax
    Công dụng thuốc Shinfemax

    Shinfemax được bào chế dạng thuốc tiêm, sử dụng điều trị những nhiễm trùng đường tiết niệu nặng có biến chứng, viêm phổi nặng có kèm nhiễm khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc da. Để ...

    Đọc thêm