Chụp số hóa xóa nền và lấy mảng xơ vữa điều trị hẹp tắc động mạch chi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park và Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Xuân Thiệp - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chụp số hóa xóa nền và lấy mảng xơ vữa là phương pháp sử dụng dụng cụ chuyên biệt thực hiện nạo vét và lấy bỏ các mảng xơ vữa, các mảng huyết khối mạn tính bám thành trong lòng mạch để mở rộng lòng mạch cho thực hiện các kỹ thuật khác.

1. Bệnh lý hẹp động mạch là gì?

Bệnh hẹp tắc động mạch chi là tình trạng bệnh lý của động mạch chủ và các động mạch chi, lòng động mạch bị hẹp gây giảm tưới máu cơ. Thiếu máu cơ sẽ dẫn đến chuyển hóa yếm khí, tăng acid lactic gây ra đau khi gắng sức và cả khi nghỉ ngơi.

Nguyên nhân chính của bệnh hẹp tắc động mạch chi là do xơ vữa động mạch chi. Các yếu tố nguy cơ gây ra xơ vữa động mạch bao gồm:

Triệu chứng nhận biết:

  • Có cảm giác đau co rút cơ khi gắng sức hoặc khi đi được một quãng đường dài. Đau sẽ hết khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, lâu dần, đau sẽ xuất hiện kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Đau ở vùng mông hoặc vùng đùi do tổn thương động mạch chậu; đau ở bắp chân do tổn thương đoạn động mạch đùi- khoeo; đau ở bàn chân do tổn thương các động mạch cẳng chân.
  • Cảm giác đau rát hoặc có thể tê bì, lạnh chi, đỡ đi nếu để thõng chân hoặc đứng dậy.
  • Tình trạng loạn dưỡng teo cơ, rụng lông, móng dày.
  • Khám da thấy da xanh, lạnh, có các vết loét nhỏ, ranh giới rõ, trên vùng cấp máu của động mạch.
  • Khám lâm sàng thấy động mạch đập yếu hoặc nặng hơn là mất mạch.

Để điều trị hẹp tắc động mạch chi, phương pháp nong tạo hình và đặt stent lòng mạch qua da là những kỹ thuật cơ bản. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần phải chụp số hóa xóa nền và lấy mảng xơ vữa động mạch chi, huyết khối mạn tính trước khi nong hoặc đặt stent.

Phương pháp này sử dụng dụng cụ chuyên biệt thực hiện nạo vét và lấy mảng xơ vữa do tắc động mạch, các mảng huyết khối mạn tính bám thành trong lòng mạch để mở rộng lòng mạch cho thực hiện các kỹ thuật khác.

2. Chi định và chống chỉ định chụp số hóa xóa nền và lấy mảng xơ vữa điều trị hẹp tắc động mạch chi

suy thận
Chống chỉ định chụp số hóa xóa nền và lấy mảng xơ vữa điều trị hẹp tắc động mạch chi với trường hợp suy thận

Chụp số hóa xóa nền và lấy mảng xơ vữa điều trị hẹp tắc động mạch chi chỉ định trong trường hợp:

  • Tái hẹp trong stent 2
  • Hẹp tắc động mạch chi mạn tính do mảng xơ vữa, huyết khối

Chụp số hóa xóa nền và lấy mảng xơ vữa điều trị hẹp tắc động mạch chi chống chỉ định trong trường hợp:

3. Các bước thực hiện chụp số hóa xóa nền và lấy mảng xơ vữa điều trị hẹp tắc động mạch chi

Bước 1: Chuẩn bị máy chụp mạch số hóa xóa nền, máy bơm điện chuyên dụng, các thiết bị liên quan đến lưu trữ hình ảnh, bộ

che chắn tia X 3. Thuốc gây tê tại chỗ, thuốc tiền mê và gây mê toàn thân nếu có chỉ định, thuốc chống đông, thuốc trung hòa thuốc chống đông, thuốc đối quang iod tan trong nước. Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc và vật tư y tế thông thường và đặc biệt.

Bước 2: Yêu cầu người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp rồi đặt đường truyền tĩnh mạch và gây tê tại chỗ, có thể tiêm thuốc tiền mê trong những trường hợp ngoại lệ như trẻ nhỏ.

Bước 3: Đặt ống vào trong lòng mạch. Tùy theo vị trí và mục đích can thiệp mà có thể mở đường vào lòng mạch xuôi dòng hay ngược dòng.

Bước 4: Tiến hành chụp hệ thống mạch chi dưới qua ống thông rồi đánh giá toàn bộ hệ thống mạch chi dưới. Sau đó dùng ống thông, dân dẫn và vi ống thông, vi dây dẫn để đi qua vị trí hẹp – tắc lòng mạch và áp dụng các kỹ thuật trong lòng mạch.

Bước 5: Đưa dụng cụ lấy mảng xơ vữa vào vị trí hẹp tắc qua dây dẫn. Sau đó, kích hoạt công tắc điện để thực hiện nạo vét mảng xơ vữa. Lặp lại thao tác này đến khi lòng mạch được tái thông 820

Bước 6: Phối hợp với các kỹ thuật tái thông truyền thống và chụp mạch đánh giá sự lưu thông sau khi tái thông.

Bước 7: Rút ống vào lòng mạch, rồi băng ép, đóng đường vào lòng mạch để kết thúc thủ thuật.

4. Xử trí tai biến

Bị tắc mạch máu có chữa được không và bằng cách nào?
Đưa dụng cụ lấy mảng xơ vữa vào vị trí hẹp tắc qua dây dẫn
  • Bóc tách, vỡ thành mạch: Trường hợp bóc tách xuôi dòng có thể gây bóc tách lan tỏa và tắc mạch. Khắc phục biến chứng bằng cách đặt giá đỡ lòng mạch để che chỗ bóc tách.
  • Tắc mạch: Xử trí tai biến bằng phương pháp hút huyết khối trong quá trình can thiệp rồi dùng thuốc chống đông sau can thiệp.
  • Giả phình: Giả phình tại nơi mở đường vào lòng mạch thường dẫn đến tụ máu. Đây là biến chứng thường gặp nhất và hay xảy ra đối với mở đường vào động mạch tại đùi. Xử trí tai biến này bằng cách nút mạch hoặc phẫu thuật khâu thành mạch.
  • Co thắt mạch: Dùng thuốc giãn mạch chọn lọc sau 10 - 15 phút
  • Đứt gãy ống thông, dây dẫn trong lòng mạch: Dùng dụng cụ chuyên biệt để can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

176 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan