Cơn hoảng loạn (panic attack) là gì?

Panic attack chỉ những cơn hoảng loạn khiến bạn tự nhiên run rẩy, khó thở, tim đập nhanh hoặc thậm chí có những suy nghĩ tiêu cực. Vậy panic attack là gì mà nó có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần như vậy?

1. Cơn hoảng loạn panic attack là gì?

Panic attack là cơn hoảng loạn xảy ra một cách bất ngờ khi không có một mối đe dọa hoặc mối nguy hiểm nào rõ ràng xuất hiện. Trong một số trường hợp, bạn có thể nhầm lẫn các triệu chứng của cơn hoảng loạn với triệu chứng của cơn đau tim.

Nếu không được điều trị, cơn hoảng loạn panic attack sẽ khiến cho bạn sợ hãi những nơi công cộng do các cơn hoảng loạn tái đi tái lại ở những nơi này. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng rối loạn hoảng loạn. Một số dấu hiệu nhận biết bạn có thể bị rối loạn hoảng loạn là:

  • Bạn thường xuyên trải qua các cơn hoảng loạn.
  • Bạn phải thay đổi lối sống hoặc hành vi do sợ phải trải qua một cơn hoảng loạn nữa.
  • Bạn có một nỗi sợ hãi dai dẳng là bạn có thể sẽ gặp thêm một cơn hoảng loạn khác.

Cơn hoảng loạn panic attack sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, dẫn tới phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” hay còn được gọi là “fight or flight response”. Các triệu chứng của tình trạng này có thể xuất hiện dần dần và đạt đỉnh điểm sau khoảng 10 phút. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng trong số các triệu chứng sau đây:

Các cơn hoảng loạn này tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có các triệu chứng tương tự như các tình trạng nguy hiểm khác như đau tim. Nếu bạn gặp các triệu chứng trên, hãy đi khám càng sớm càng tốt để loại trừ các khả năng mình mắc các bệnh nguy hiểm.

panic attack là gì
Giải đáp panic attack là gì?

2. Nguyên nhân nào gây ra cơn hoảng loạn panic attack?

Nguyên nhân chính xác gây ra cơn hoảng loạn panic attack đến nay vẫn chưa rõ ràng. Trong một số trường hợp, các cơn hoảng loạn panic attack có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn như là:

Tình trạng căng thẳng cũng có thể góp phần làm xuất hiện cơn hoảng loạn. Ngoài ra, bạn cũng dễ bị các cơn hoảng loạn panic attack hơn nếu có các yếu tố sau:

  • Mất người thân.
  • Từng bị lạm dụng thời thơ ấu.
  • Có thành viên trong gia đình cũng gặp các cơn hoảng loạn.
  • Trải qua một sự thay đổi lớn trong cuộc sống như có con.
  • Phải làm việc hoặc sống trong tình trạng căng thẳng cao độ.
  • Từng trải qua một sự việc đau buồn nào đó như tai nạn giao thông nghiêm trọng.

3. Chẩn đoán cơn hoảng loạn panic attack

Để chẩn đoán cơn hoảng loạn panic attack, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Sau đó, bạn cũng có thể được làm các bài kiểm tra thể chất hoặc làm xét nghiệm để loại trừ khả năng mình bị đau tim gây ra các triệu chứng panic attack.

Bác sĩ có thể cho bạn làm điện tâm đồ để đo chức năng điện của tim hoặc đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone tuyến giáp. Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể làm rối loạn nhịp tim.

4. Điều trị cơn hoảng loạn panic attack

Nếu cơn hoảng loạn panic attack của bạn có liên quan đến các bệnh lý về tâm thần, bạn có thể sẽ cần phải gặp các bác sĩ chuyên gia thần kinh để được chữa trị. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn kết hợp thuốc, các liệu pháp trị liệu và thay đổi lối sống để kiểm soát các triệu chứng của panic attack.

4.1. Điều trị panic attack bằng thuốc

Bác sĩ có thể sẽ kê một hoặc nhiều loại thuốc sau cho bạn để điều trị panic attack:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) như là fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft) và paroxetine (Paxil và Pexeva). Các loại thuốc này ít tác dụng phụ nên thường được bác sĩ dùng làm thuốc điều trị bước đầu.
  • Các thuốc benzodiazepine bao gồm alprazolam (Niravam, Xanax), lorazepam (Ativan) và clonazepam (Klonopin). Đây là những thuốc có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương và có tác dụng an thần nhẹ. Các loại thuốc này có thể được sử dụng trong giai đoạn cấp tính của cơn hoảng loạn panic attack.
  • Thuốc chẹn beta bao gồm carvedilol, timolol và propranolol. Nhóm thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến cơn hoảng loạn panic attack như đổ mồ hôi, chóng mặt và nhịp tim đập nhanh.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc và norepinephrine (SNRI) như Venlafaxine hydrochloride (Effexor XR) được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ và có thể giúp ngăn ngừa cơn hoảng loạn panic attack.

4.2. Các liệu pháp trị liệu

Nếu bạn đang bị rối loạn hoảng sợ hoặc các bệnh tâm thần khác, bác sĩ có thể khuyên bạn thử một số hình thức trị liệu tâm lý như trị liệu hành vi nhận thức.

4.3. Thay đổi lối sống trong điều trị panic attack

Bạn có thể thực hiện một số thay đổi lối sống để giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể qua đó giảm tỷ lệ gặp cơn hoảng loạn. Một số cách bạn có thể thử là ngủ nhiều hơn và duy trì hoạt động thể chất.

Các cách kiểm soát căng thẳng khác như là hít thở sâu hoặc thư giãn cơ cũng có thể có ích. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh hoặc hạn chế sử dụng rượu bia, caffeine và các chất kích thích khác.

panic attack là gì
Có thể điều trị panic attack bằng thuốc

5. Phòng ngừa cơn hoảng loạn panic attack bằng cách nào?

Hầu hết các cơn hoảng loạn panic attack xảy ra bất ngờ nên rất khó để phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thực hiện một số biện pháp để tăng cường sức khỏe tổng thể có thể giúp giảm nguy cơ bị hoảng loạn:

  • Ăn uống cân bằng, đủ dinh dưỡng.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng và làm việc hiệu quả hơn.
  • Ngủ đủ giấc giúp bạn tỉnh táo và bình tĩnh hơn.
  • Giảm căng thẳng bằng cách nghe nhạc, thiền, massage...

Như vậy, tình trạng lo âu quá mức có thể dẫn đến cơn hoảng loạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Việc theo dõi sức khỏe thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện tâm trạng cũng như giảm nguy cơ mắc panic attack.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan