Cường cận giáp thứ phát ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ

Suy thận mãn tính là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như tim mạch. Bên cạnh đó, cường cận giáp thứ phát là một biến chứng nguy hiểm khác ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ, cần được chú ý theo dõi và điều trị.

1. Cường cận giáp thứ phát là bệnh gì?

Cường cận giáp thứ phát là tình trạng rối loạn tuyến cận giáp thứ phát mắc phải, xảy ra trên bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối và đang thực hiện chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Cường cận giáp thứ phát trên bệnh nhân suy thận mãn tính chạy thận nhân tạo chu kỳ đặc trưng bởi tình trạng tăng hoạt động chức năng của tuyến cận giáp nhằm đáp ứng việc chức năng thận bị suy giảm gây mất cân bằng phốt pho và canxi trong cơ thể.

Cường cận giáp thứ phát ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ chủ yếu do 03 nguyên nhân sau gây ra:

  • Giảm canxi trong máu, giảm vitamin D, giảm tổng hợp calcitriol.
  • Tăng phốt pho trong máu, ứ đọng phosphat.
  • Một số rối loạn khác.

XEM THÊM: Dinh dưỡng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đã chạy thận nhân tạo chu kỳ

Suy thận
Cường cận giáp thứ phát diễn ra ở bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối đang chạy thận

2. Biểu hiện cường cận giáp thứ phát ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ

Cường cận giáp thứ phát ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ thường tiến triển chậm và không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Bệnh được phát hiện ở nồng độ hormon PTH trong máu tăng lên cao và có các biểu hiện như:

  • Ngứa da: Sự ứ đọng canxi ở da dẫn đến ngứa, gây khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh vì thường xảy ra trong thời gian dài.
  • Đau xương: Giảm canxi và vitamin D, giảm tổng hợp calcitriol gây ra những cơn đau xương với các mức độ khác nhau. Người bệnh có thể đau nhẹ đến nặng và không thể sinh hoạt cử động được. Cường cận giáp thứ phát gây đau xương có biểu hiện rất khó nhận biết bởi cơn đau xuất hiện ở sâu bên trong xương ở những vùng lưng, háng, cẳng chân, gối và hai bên cẳng chân. Khi đó, gãy xương rất dễ xảy ra ở vị trí xương đùi.
  • Giảm vận động: Khả năng vận động của bệnh nhân suy thận giảm do yếu cơ các gốc chi.
  • Hoại tử da: Canxi hóa các tiểu động mạch, thiếu máu ngoại biên làm hoại tử, loét da với đặc điểm nhận biết là vùng da ở đầu ngón tay, chân, đùi, cổ chân bị nhạt màu. Hoại tử da gây đau và khi tiến triển có thể dẫn đến tình trạng hoại tử khô do xuất huyết, thiếu máu cục bộ.
  • Viêm khớp: Các khớp bị sưng, đau, đỏ nóng, đặc biệt là khớp cổ chân, bàn chân.
  • Đứt gân: Tình trạng đứt gân tự phát có thể xảy ra khi xuất hiện biến chứng cường cận giáp thứ phát ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ. Vị trí thường gặp là các gân duỗi ngón tay, gân cơ tam đầu, tứ đầu.
  • Xương bị biến dạng: Ở những trẻ suy thận mạn, khi đến tuổi thiếu niên có thể xuất hiện tình trạng các đầu xương bị biến dạng, phình ra, như xương đùi, xương chày bị uốn cong.
  • Canxi hóa ngoài xương: Tình trạng canxi hóa ở ngoài xương có thể xuất hiện ở tim mạch, phổi, thận, gây vôi hóa mạch máu, van tim, ...

Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác như trẻ bị suy thận mạn thường chậm phát triển, chán ăn, hay đau bụng, buồn nôn. Người lớn bị thiếu máu, tăng huyết áp, suy giảm trí nhớ, bệnh lý cơ tim, viêm loét dạ dày, viêm tuỵ, ...

Vì vậy, bệnh nhân suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ nếu thấy bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến xương, khớp, gân, đau nhức nghiêm trọng cần đến thăm khám bác sĩ, cơ sở y tế sớm.

3. Chẩn đoán cường cận giáp thứ phát

Để chẩn đoán cường cận giáp thứ phát ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ, bác sĩ chỉ định thực hiện những phương pháp sau:

  • Xét nghiệm sinh hoá máu: Kết quả cho thấy nồng độ canxi trong máu ban đầu giảm, sau lại tăng; nồng độ phốt pho trong máu tăng; nồng độ magie trong máu tăng; phosphat kiềm giảm; nồng độ hormone PTH tăng gấp 5 lần.
  • Chụp X-quang: Đặc trưng của bệnh cường cận giáp thứ phát ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ là gây loạn dưỡng xương. Do đó, chụp X-quang cho thấy huỷ xương dưới màng xương, loãng xương toàn thân, xương bị biến dạng.
  • Đo mật độ xương: Sử dụng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép để đo mật độ xương cho phép đánh giá mật độ xương bị giảm, chẩn đoán tình trạng loãng xương ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ.
  • Siêu âm tuyến cận giáp: Sử dụng phương pháp siêu âm 2D hoặc siêu âm màu Doppler để kiểm tra tuyến cận giáp. Tuy nhiên, siêu âm khó xác định được tuyến cận giáp lạc chỗ và thường gây chẩn đoán nhầm phì đại tuyến cận giáp với hạch bạch huyết hoặc nhân tuyến giáp.
  • Chụp CT, MRI: Chụp CT hoặc MRI cho phép phát hiện vị trí tuyến cận giáp lạc chỗ.
  • Xạ hình tuyến cận giáp: Xạ hình cho phép đánh giá đặc điểm của tuyến cận giáp bao gồm kích thước, hình dáng, vị trí và chức năng.
  • Sinh thiết xương: Cường cận giáp thứ phát gây loạn dưỡng xương, nhuyễn xương. Vì vậy sinh thiết xương là phương pháp cung cấp kết quả mô bệnh học xương.
Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu có thể giúp chẩn đoán bệnh cường cận giáp thứ phát

4. Điều trị cường cận giáp thứ phát ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ

Sau khi được chẩn đoán cường cận giáp thứ phát, bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ cần điều trị sớm để làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra và giúp hạn chế những biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Các phương pháp điều trị có thể được thực hiện là:

  • Điều trị nội khoa: Dùng thuốc để kiểm soát nồng độ canxi, phốt pho, hormon PTH trong máu.
  • Điều trị ngoại khoa: Khi các triệu chứng cường cận giáp thứ phát không thuyên giảm bằng điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa có thể được chỉ định với những phương pháp như tiêm ethanol vào tuyến cận giáp dưới hướng dẫn của siêu âm, sử dụng sóng siêu âm cường độ cao tập trung để điều trị và phẫu thuật tuyến cận giáp. Trong đó, phẫu thuật thường được thực hiện để loại bỏ phì đại tuyến giáp, u tuyến giáp.

Ngoài ra, người chạy thận nhân tạo chu kỳ bị cường cận giáp thứ phát cũng cần có chế độ ăn hạn chế phốt pho, tăng cường canxi. Lượng phốt pho trong 1 ngày chỉ nên từ 800 - 1000mg. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều phốt pho như sữa và chế phẩm từ sữa (phomai, sữa chua), các loại ngũ cốc, đậu, nội tạng, hải sản, ... Bên cạnh đó, để cải thiện cuộc sống và hạn chế những biến chứng do cường cận giáp thứ phát gây ra ở người chạy thận nhân tạo chu kỳ thì họ cần được theo dõi kiểm tra các chỉ số canxi, phốt pho trong máu định kỳ.

Vì thế, để giúp người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ sớm chẩn đoán được các nguy cơ gây bệnh, trong đó có cường cận giáp thứ phát hiện hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục trang bị đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hiện đại như: PET/CT, SPECT/CT, MRI, siêu âm, sinh thiết, xét nghiệm,... hiện đại bậc nhất, đạt tiêu chuẩn quốc tế vào quá trình thăm khám, sàng lọc bệnh lý.

Sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Quá trình điều trị luôn được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn kinh nghiệm và phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa để đem lại hiệu quả cũng như sự thoải mái cao nhất cho người bệnh. Sau khi trải qua giai đoạn điều trị, bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi, tái khám để nhận định việc điều trị có đem lại hiệu quả hay không?

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan