Đặc điểm sinh lý của mạch máu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Mạch máu tạo thành một hệ thống trong cơ thể người và là một phần của hệ tuần hoàn, mạch máu có dạng ống, nối tiếp nhau tạo thành một vòng khép kín dẫn máu từ tim đến các cơ quan và ngược lại. Ngoài ra, mạch máu còn có tác dụng vận chuyển các dưỡng chất, oxy, CO2, nước đến các cơ quan trong cơ thể.

1. Tổng quan về đặc điểm sinh lý hệ mạch máu

  • Hệ phân bổ: Bao gồm động mạch chủ và những động mạch khác, chứa ít máu và có áp lực lớn.
  • Hệ tiểu động mạch: Năng lượng phân lớn sinh ra ở đây đo áp lực động mạch bị triệt tiêu.
  • Hệ trao đổi: Có tác dụng trao đổi chất với dịch ngoại bào.
  • Hệ dự trữ: Bao gồm các tĩnh mạch, tĩnh mạch chủ và nhĩ phải, tại đây có chứa lượng máu lớn và áp lực thấp.

Áp lực máu phụ thuộc vào thể tích máu trong toàn bộ tĩnh mạch của mỗi người trong hệ tim mạch. Một người trưởng thành bình thường có thể tích máu khoản 5 lít, 60% trong số đó được chứa trong hệ tĩnh mạch và hệ tiểu tĩnh mạch. nếu thể tích máu giảm trên 10% thì áp lực máu sẽ giảm. Sự tăng thể tích máu như ứ nước sẽ làm tăng áp lực máu.

Tốc độ trung bình của máu tỷ lệ nghịch với thiết diện ngang của mạch máu. Tốc độ máu cao ở động mạch chủ và giảm dần ở các mạch máu nhỏ. Tốc độ máu thấp nhất ở vị trí mao mạch, nơi có thiết diện ngang gấp 1000 lần so với động mạch chủ.

Khi tim trái đưa máu vào động mạch chủ tạo ra áp lực lớn, máu được tuần hoàn đến tim phải, lúc này nơi chịu áp lực thấp là tâm nhĩ phải. Từ đó có thể thấy càng xa tim thì áp lực càng giảm.

Khi tim phải tống máu lên tuần hoàn phổi, lực cản của dòng chảy tuần hoàn này ít hơn nhiều so với tuần hoàn hệ thống, do vậy áp lực tống máu sẽ yếu hơn tim trái.

Xem thêm: Phát hiện sớm bệnh mạch vành để phòng ngừa nhồi máu cơ tim

2. Hệ động mạch

Hệ động mạch
Hệ động mạch

Động mạch có chức năng đưa máu từ tim đến các mao mạch trên toàn cơ thể người. Các động mạch chủ từ tim phân thành nhiều động mạch nhỏ hơn, sau đó lại phân chia tiếp thành các động mạch nhỏ hơn gọi là các tiểu động mạch. Các tiểu động mạch dẫn máu đến các mô, điều hoà và phân phối vào những mao mạch phù hợp với những cấu trúc tổ chức trong cơ thể.

Đặc điểm sinh lý của hệ động mạch:

Tính đàn hồi: Khi tim đập ngắt quãng nhưng máu vẫn chảy liên tục. Trong thời kỳ tâm thu, máu sẽ được nhận thế năng khi được tống vào động mạch. Trong thời kỳ tâm trương, nó quay lại trạng thái ban đầu trả lại thế năng vừa nhận được đấy máu đi. Nhờ tính đàn hồi này mà máu đi liên tục tuần hoàn khắp cơ thể.

Tính có thắt: Lớp có trơn của thành mạch có thể thay đổi đường kính do bị chi phối bởi thần kinh, nhất là những tiểu động mạch. Đặc tính có thắt khiến lượng máu được phân phối đến các cơ quan trong cơ thể tùy theo hoạt động và nhu cầu của con người như vận động hay nghỉ ngơi.

3. Hệ mao mạch

Hệ mao mạch đảm bảo các chức năng chính của hệ mạch, là nơi trao đổi oxy, CO2, các chất dinh dưỡng từ máu và các tổ chức trong cơ thể. Để đảm bảo được chức năng này máu cần lưu thông chậm lại trong mạng lưới mao mạch.

Mao mạch
Mao mạch

Đặc điểm cấu trúc, chức năng:

  • Hệ mao mạch gồm những mạch máu dài và mỏng, đầu mao mạch có cơ vòng tiền mao mạch co nhiệm vụ kiểm soát lượng máu vào mao mạch.
  • Ngoài những mao mạch thực sự còn những đường nối thông trực tiếp giữa tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch. Đường này rộng và ngắn, luôn mở nên gọi là mạch thẳng và có kênh rộng.

Động lực máu trong mao mạch:

  • Máu chảy trong mao mạch do sự chênh lệch áp suất từ tiểu động mạch đến tiểu tĩnh mạch.
  • Lưu lượng máu qua mao mạch tuỳ thuộc vào sự hoạt động của tổ chức cũng như được điều hoà bởi cơ thắt tiền mao mạch cũng như sức cản của động mạch nhỏ và tiểu động mạch đến các tổ chức.

Sự trao đổi chất qua mao mạch

  • Sự trao đổi chất diễn ra ở những mao mạch thất sự, khoảng 5% tổng lượng máu ở hệ mao mạch tham gia trao đổi chất.
  • Các chất cần trao đổi đi qua thành mao mạch, đi vào dịch kẽ rồi vào các tế bào, các tế bào thải chất theo hướng ngược lại.

Điều hòa tuần hoàn mao mạch:

Sự thay đổi lưu lượng tuần hoàn phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

  • Hệ thần kinh thực vật kiểm soát sức cản ngoại biên bằng cách tác dụng lên cơ trơn của thành tiểu động mạch.
  • Những chất chuyển hoá tại chỗ hiện diện trong tổ chức làm co giãn các cơ thắt tiền mao mạch.

4. Hệ tĩnh mạch

Cử động hô hấp
Cử động hô hấp là một trong các yếu tố giúp máu chảy về tim

Đặc điểm cấu trúc chức năng

  • Từ mao mạch, máu đi vào những mạch máu có thành mỏng gọi là tiểu tĩnh mạch, những tiểu tĩnh mạch tập trung lại thành tĩnh mạch lớn.
  • Thành tĩnh mạch có cấu tạo 3 lớp: lớp trong cùng là tế bào nội mạc, lớp giữa gồm sợi liên kết và sợi cơ, lớp ngoài mỏng gồm sợi liên kết chun giãn.
  • Tĩnh mạch có tính giãn cao, có thể chứa một lượng máu lớn với sự thay đổi ít áp lực ở bên trong.

Các yếu tố giúp máu chảy về tim

  • Yếu tố tim
  • Van tĩnh mạch
  • Sức co cơ vân
  • Cử động hô hấp

Động lực máu trong tuần hoàn tĩnh mạch

  • Máu chảy trong tĩnh mạch có áp lực thấp nên không đủ đưa về tim.
  • Tốc độ máu trong tĩnh mạch lớn ước chừng 10cm/s bằng 1⁄4 ở động mạch chủ.
  • Lưu lượng của tĩnh mạch tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tổ chức hoạt động hay là nghỉ ngơi.

Điều hòa tuần hoàn tĩnh mạch

  • Các tĩnh mạch có thể co giãn như động mạch nhưng khả năng giãn nhiều hơn co do thành tĩnh mạch có ít sợi cơ trơn.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến tuần hoàn tĩnh mạch:

+ Nhiệt độ lạnh làm co tĩnh mạch, nhiệt độ cao làm giãn tĩnh mạch.

+ Các chất khí

+ Một số loại thuốc như adrenalin gây co mạch, nicotin gây giãn tĩnh mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

61.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan