Dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Dịu Hường - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Các ổ áp xe đôi khi hình thành bên trong một cơ quan hoặc ở khoảng giữa các cơ quan. Nhiễm trùng tạng là một trong những nguyên nhân dẫn đến áp xe. Có thể chẩn đoán và điều trị bằng cách dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền.

1. Tổng quan

Trong thực hành lâm sàng, áp xe các tạng trong ổ bụng là một trong những bệnh lý ngoại khoa khá thường gặp. Áp xe bên trong cơ thể chủ yếu xuất hiện ở những người đã mắc bệnh, hoặc có hệ miễn dịch suy yếu. Ví dụ, một ổ áp xe phổi có thể hình thành sau cơn viêm phổi, áp xe não hình thành sau chấn thương đầu khiến lớp bảo vệ bên ngoài não bị thủng.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra áp xe gan là:

Ngoài ra, có thể xuất hiện áp xe thận do ứ mủ bể thận hoặc sỏi thận.

Trước đây, phương pháp điều trị thường là phẫu thuật mở ổ áp xe tạng, làm sạch và dẫn lưu dịch. Hiện nay, áp xe ổ bụng còn được điều trị bằng các phương pháp khác mới hơn thay vì đại phẫu. Cụ thể là dẫn lưu ổ bụng qua da dưới hướng dẫn của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), màn hình X quang tăng sáng hoặc chụp số hóa xóa nền.

2. Khi nào cần thực hiện dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền?

2.1. Chỉ định

Kỹ thuật dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền được chỉ định trong trường hợp áp xe ở nhiều tạng khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như:

  • Gan;
  • Tụy;
  • Lách;
  • Thận và quanh thận;
  • Áp xe trong ổ bụng, sau phúc mạc;
  • Trong cơ (có thể thay thế cho phẫu thuật)

2.2. Chống chỉ định

Không được tiến hành kỹ thuật nếu người bệnh bị:

  • Rối loạn đông máu, tỷ lệ prothrombin thấp hơn 70% và số lượng tiểu cầu nhỏ hơn 50 G/l;
  • Suy gan, thận, hô hấp hoặc tuần hoàn nặng (Có thể thực hiện tại khoa hồi sức tích cực).
suy gan cấp tính
Bệnh nhân suy gan chống chỉ định thực hiện

3. Các bước chuẩn bị

3.1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ phụ;
  • Kỹ thuật viên điện quang;
  • Điều dưỡng viên;
  • Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không hợp tác được).

3.2. Phương tiện

  • Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA);
  • Phim, máy in phim và hệ thống lưu trữ hình ảnh;
  • Bộ áo chì và tạp dề bảo hộ, che chắn tia X.

3.3. Thuốc men

  • Gây tê tại chỗ và gây mê toàn thân (nếu có chỉ định);
  • Đối cản quang I-ốt tan trong nước;
  • Hạn chế co thắt ống tiêu hóa;
  • Dung dịch sát khuẩn vùng da và niêm mạc.

3.4. Vật tư y tế thông thường

  • Bơm tiêm các loại 5 - 10 - 20ml;
  • Nước cất hoặc nước muối sinh lý;
  • Mũ, áo, găng tay và khẩu trang phẫu thuật;
  • Dụng cụ can thiệp vô trùng: Dao, kéo, kẹp, bát kim loại, khay quả đậu và khay đựng;
  • Bông gòn, gạc y tế và băng dính phẫu thuật;
  • Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc cản quang.

3.5. Vật tư y tế đặc biệt

  • Kim Chiba chọc hút mô mềm;
  • Bộ Catheter ống thông vào lòng mạch;
  • Dây dẫn tiêu chuẩn kích cỡ 0.035 inch;
  • Dây dẫn cứng 0.035 inch loại dài (260 - 300cm);
  • Ống thông chụp mạch Cobra 4-5F;
  • Ống dẫn lưu đuôi lợn 6-12F (có nhiều lỗ bên);
  • Chỉ khâu da.

3.6. Bệnh nhân

  • Được bác sĩ giải thích rõ về thủ thuật nhằm phối hợp tốt trong lúc thực hiện;
  • Cần nhịn ăn trước 6 giờ, chỉ uống dưới 50ml nước lọc;
  • Người bệnh nằm ngửa tại phòng can thiệp;
  • Lắp máy theo dõi các chỉ số: Nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ và độ bão hòa oxy SpO2;
  • Sát trùng da rồi phủ khăn lỗ vô khuẩn;
  • Nếu bệnh nhân quá kích thích, không nằm yên thì cho liều an thần.
Uống nước
Trước khi làm thủ thuật, bệnh nhân chỉ uống dưới 50ml nước lọc

3.7. Phiếu xét nghiệm

  • Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú;
  • Phiếu chỉ định tiến hành thủ thuật;
  • Phim ảnh chụp X-quang, chụp CT Scan, hoặc chụp cộng hưởng từ MRI nếu có.

4. Các bước tiến hành

4.1. Đánh giá trước can thiệp

  • Đánh giá ổ áp xe thông qua siêu âm và/hoặc chụp cắt lớp vi tính;
  • Xác định vị trí, giới hạn cũng như tính chất của ổ áp xe;
  • Đánh dấu vị trí dự kiến sẽ tiếp cận ổ áp xe.

4.2. Bộc lộ đường vào

  • Sát khuẩn rộng tại vị trí chọc kim;
  • Gây tê tại chỗ;
  • Dùng lưỡi dao phẫu thuật rạch vết nhỏ ở da;
  • Có thể ứng dụng siêu âm để chọn đường vào thuận lợi và chính xác nhất, giúp đường đi không xuyên qua mạch hay ống tiêu hoá.

4.3. Tiếp cận ổ áp xe

  • Chọc kim dẫn đường qua chỗ rạch da, dưới hướng dẫn của siêu âm trong ổ áp xe;
  • Bơm thuốc cản quang vào ổ áp xe nhằm xác định tình trạng đầu kim ở trong ổ áp xe;
  • Rút dịch từ ổ áp xe để nuôi cấy, phân lập vi sinh vật và làm kháng sinh đồ;
  • Đưa dây dẫn vào trong ổ áp xe theo kim dẫn đường.

4.4. Đặt ống dẫn lưu

  • Dùng ống nong đưa vào ổ áp xe theo dây dẫn đường;
  • Nong rộng đường vào, cỡ tăng dần từ 8 - 12F tùy theo đường kính ống thông dự định sẽ đặt;
  • Đặt ống dẫn lưu có nhiều lỗ bên (đuôi lợn) theo dây dẫn vào trong ổ áp xe;
  • Dùng kim chỉ khâu phẫu thuật cố định ống thông dẫn lưu;
  • Dùng nước muối sinh lý vô khuẩn bơm rửa ổ áp xe đến khi dịch có màu trong.

5. Tai biến và xử trí

Kỹ thuật dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền được nhận định là thành công khi:

  • Ống dẫn lưu đã nằm trong ổ áp xe;
  • Dịch trong ổ áp xe chảy tự nhiên qua ống dẫn lưu;
  • Không có tụ dịch hay tụ máu quanh tạng dẫn lưu.

Cần lưu ý phương pháp này cũng có nguy cơ xuất hiện một số tai biến ít gặp như:

  • Bệnh nhân choáng do đau hoặc sốc thuốc: Ngừng làm thủ thuật và chống sốc theo phác đồ;
  • Chảy máu nhiều: Truyền máu cho bệnh nhân và chuyển sang làm phẫu thuật;
  • Chảy dịch áp xe vào ổ bụng hoặc dò ống tiêu hoá: Tiếp tục dẫn lưu hoặc quyết định phẫu thuật tùy trường hợp;
  • Nhiễm khuẩn: Điều trị bằng kháng sinh hoặc chuyển sang phẫu thuật tùy trường hợp cụ thể.

Nhìn chung, áp xe bên trong cơ thể nếu không được điều trị thường rất nghiêm trọng. Người bệnh có khả năng chuyển biến rất nặng, nên việc điều trị là cần thiết. Ngoài phẫu thuật lớn để để dẫn lưu mủ ra ngoài, các kỹ thuật khác để dẫn lưu áp xe gan hay dẫn lưu áp xe phổi cũng được đề nghị và lựa chọn tùy vào trường hợp cụ thể, trong đó có dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng các kỹ thuật thăm khám hiện đạt chuẩn đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho toàn thể Quý khách hàng. Theo đó, các bác sĩ thực hiện các quy trình đều là các bác sĩ được đào tạo bài bản có chuyên môn cao, nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu cho Quý khách hàng.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Tống Dịu Hường đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu về các bệnh lý trên hình ảnh Siêu âm, X quang, CT đa lát cắt, Cộng hưởng từ về bệnh lý của hệ thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu, tim mạch, cơ xương khớp... Bên cạnh đó là kỹ thuật hình ảnh can thiệp, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới sự hướng dẫn của siêu âm và cắt lớp vi tính.

Quý khách có nhu cầu khám bệnh bằng các phương pháp hiện đại, đạt hiệu quả cao tại Vinmec vui lòng đăng ký khám TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

471 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan