Đau đầu cột sống: Triệu chứng và nguyên nhân

Đau đầu cột sống là biến chứng thường gặp sau chọc dò hoặc gây tê tủy sống. Để giúp người bệnh tránh khỏi biến chứng, người chuẩn bị thực hiện thủ thuật cần tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm đau sau chọc.

1. Tổng quan về đau đầu cột sống

Đau đầu cột sống thường xảy ra sau thủ thuật chọc dò tủy sống hoặc gây tê tủy sống. Cả hai thủ thuật đều yêu cầu chọc thủng màng cứng bao quanh tủy sống để lấy mẫu dịch não tủy kiểm tra sức khỏe hoặc đưa thuốc tiêm vào gây tê các dây thần kinh chi phối hoạt động của vùng nửa dưới cơ thể.

Tuy nhiên, nếu dịch não tủy bị rò rỉ qua vị trí chọc thủng, nó có thể là nguyên nhân gây đau đầu cột sống. Hầu hết các cơn đau đầu cột sống đều tự khỏi mà không cần điều trị trừ những cơn đau nghiêm trọng kéo dài từ 24 giờ trở lên.

2. Triệu chứng đau đầu cột sống

Các triệu chứng đau đầu cột sống bao gồm:

  • Cơn đau âm ỉ, đau nhói thay đổi theo cường độ từ nhẹ đến rất nặng, vượt quá mức độ đau có thể chịu đựng
  • Cơn đau thay đổi theo tư thế: Nó thường đau nặng hơn khi ngồi dậy hoặc đứng và giảm hoặc biến mất khi nằm xuống
Đau đỉnh đầu kèm trí nhớ kém là bệnh gì?
Những cơn đau âm ỉ hoặc thay đổi theo tư thế rất có thể là đau đầu cột sống

Đau đầu cột sống thường có kèm theo một số triệu chứng khác nhau:

  • Chóng mặt
  • Ù tai
  • Mất thính lực
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
  • Nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng)
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau cổ hoặc cứng khớp
  • Co giật

Theo đó, bạn nên đi khám bác sĩ để chữa đau đầu cột sống nếu xảy ra cơn đau đầu sau khi gõ nhẹ vào vùng cột sống được chọc dò hoặc gây mê, đặc biệt là cơn đau trầm trọng hơn khi thay đổi sang tư thế ngồi hoặc đứng dậy.

3. Nguyên nhân đau đầu cột sống

Đau đầu cột sống là biến chứng xảy ra do rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng sau chọc dịch hoặc gây tê tủy sống. Việc thoát dịch não tủy qua lỗ chọc ở màng cứng làm giảm áp lực nội sọ, dẫn đến đau đầu.

Dịch não tủy
Rò rỉ dịch não tủy qua lỗ chọc ở màng cứng là nguyên nhân gây đau đầu cột sống

Cơn đau đầu cột sống thường xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi chọc dò hoặc gây tê tủy sống. Một số trường hợp gây tê ngoài màng cứng cũng có thể gây đau đầu cột sống do vô ý chọc thủng màng cứng.

4. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây đau đầu cột sống gồm có:

  • Người có độ tuổi từ 18 đến 30
  • Đối tượng phụ nữ
  • Người đang mang thai
  • Người có tiền sử đau đầu kinh niên
  • Tiền sử chọc tủy sống bằng các loại kim có kích thước lớn hoặc tồn tại nhiều vết thủng ở màng cứng
  • Người có chỉ số khối cơ thể thấp

Đau đầu cột sống là biến chứng thường gặp, vì thế khi có các dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

231 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan