Đau sau phẫu thuật: Phân loại và tác hại của đau

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Hồ Quốc Tuấn - Bác Sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đau sau phẫu thuật là một nỗi ám ảnh của người bệnh và là vấn đề đã và đang được bác sĩ luôn quan tâm bởi tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lí cũng như sự hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật.

1. Phân loại đau sau phẫu thuật

Đau sau phẫu thuật là một phản ứng sinh bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau sau phẫu thuật thường biểu hiện lâm sàng bằng các dấu hiệu rối loạn tinh thần hoặc thay đổi tính cách của người bệnh cũng như sự bất thường của hệ thần kinh tự động,

Mức độ đau sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tính chất và mức độ của ca phẫu thuật cũng như kỹ thuật mổ và khả năng chịu đựng của người bệnh. Đau sau phẫu thuật có thể được chia thành 2 loại như sau:

  • Đau cấp tính: Đây là loại đau ngay sau phẫu thuật cho đến ngày thứ 7 sau mổ. Đau cấp tính sau mổ có vai trò sinh lý tích cực, bởi nó cung cấp một cảnh báo tổn thương mô, làm người bệnh bất động để quá trình phục hồi nhanh hơn.
  • Đau mạn tính: Đây là tình trạng đau kéo dài hơn 3 tháng sau phẫu thuật. Tình trạng đua này thường ảnh hưởng nhiều đến người bệnh.
Điều trị ung thư phúc mạc chủ yếu là hóa trị, phẫu thuật, điều trị toàn thân
Đau sau phẫu thuật là một phản ứng sinh bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Tác hại đau sau phẫu thuật

Đau sau phẫu thuật bắt đầu xuất hiện phụ thuộc vào phương pháp vô cảm như gây mê hoặc gây tê, chỉ kéo dài từ 2 – 4 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 50% người bệnh không chịu được cảm giác đau. Thời gian và tính chất cường độ đau sẽ phụ thuộc vào từng loại phẫu thuật, môi trường xung quanh cũng như ngưỡng chịu đau của người bệnh.

Tuy nhiên, đau sau mổ là một trong những phiền nạn chính đối với người bệnh. Các tác hại mà tình trạng đau sau phẫu thuật gây ra cho người bệnh như sau:

  • Đau gây ra một số tác hại cũng như rối loạn ở các cơ quan trên cơ thể như: Hô hấp, nội tiết và tuần hoàn;
  • Đau sau mổ còn gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh, từ đó làm tăng quá trình viêm và chậm liền sẹo, rối loạn dinh dưỡng sau mổ;
  • Bên cạnh đó, tình trạng đau sau mổ sẽ kéo dài thời gian nằm viện, mất ngày công lao động của người bệnh;
  • Đau sau phẫu thuật sẽ cản trở tới việc hồi phục sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh sẽ lo sợ khi chấp nhận một cuộc phẫu thuật khác;
  • Đồng thời, một tác hại đau sau phẫu thuật khác đó là làm hạn chế sự vận động của người bệnh, dẫn đến tăng nguy cơ tắc mạch, ảnh hưởng tới việc chăm sóc vết mổ và việc tập phục hồi chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng;

Đau sau phẫu thuật là một nỗi ám ảnh của người bệnh và là vấn đề đã và đang được bác sĩ luôn quan tâm bởi tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lí cũng như sự hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật.

Gây mê đường tĩnh mạch
Đau sau phẫu thuật bắt đầu xuất hiện phụ thuộc vào phương pháp vô cảm như gây mê hoặc gây tê

3. Giảm đau sau phẫu thuật

Từ những tác hại đau sau phẫu thuật như trên, phương pháp giảm đau sau phẫu thuật là một biện pháp điều trị mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, giúp cho người bệnh hạn chế được cơn đau; lấy lại trạng thái cân bằng cũng như giúp nâng cao chất lượng điều trị. Từ đó người bệnh có thể sớm hồi phục, tự chăm sóc được cho bản thân và tránh diễn tiến thành đau mạn tính sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, việc lựa chọn kỹ thuật điều trị giảm đau sau mổ còn phải tùy thuộc vào mức độ đau cũng như vị trí đau,... Các phương pháp giảm đau sau phẫu thuật thường được bác sĩ áp dụng là:

  • Giảm đau sau phẫu thuật bằng đường uống: Phương pháp giảm đau này là dùng thuốc không thuộc họ morphine. Có thể cho người bệnh sử dụng paracetamol, kháng viêm không steroid hoặc kết hợp paracetamol và NSAID,... Việc sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Giảm đau sau phẫu thuật bằng dùng thuốc ngoài đường uống: Sử dụng phương pháp giảm đau bằng đường tĩnh mạch, chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau không thuộc họ morphine. Liều lượng thuốc, đường dùng cũng như thời gian dùng thuốc và loại thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Giảm đau sau phẫu thuật bằng bơm thuốc qua catheter ngoài màng cứng: Phương pháp này sẽ có tác dụng giảm đau tốt hơn dùng đường dưới da và tĩnh mạch. Có thể kết hợp thuốc thuộc họ morphine tan nhiều trong mỡ với một số loại thuốc tê hoặc clonidine hoặc chỉ sử dụng morphine. Tương tự như trên, loại thuốc và liều dùng cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Giảm đau sau phẫu thuật bằng cách đặt catheter gây tê đám rối thần kinh hoặc thân thần kinh: Phương pháp giảm đau này áp dụng ở chi và thường đặt lặp lại hoặc truyền liên tục, mục đích là kéo dài thời gian giảm đau sau phẫu thuật cho người bệnh;
  • Tiêm thuốc vào ổ khớp để giảm đau sau phẫu thuật: Phương pháp này sẽ thực hiện cuối phẫu thuật nội soi khớp vai hoặc khớp gối, sau khi đã hút khô dịch;
  • Dùng thuốc đường hậu môn để giảm đau: Phương pháp này cũng thường được chỉ định để giảm đau sau phẫu thuật, tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều dùng.
Gây tê đám rối thắt lưng
Giảm đau sau phẫu thuật bằng cách đặt catheter gây tê đám rối thần kinh

Tuy nhiên tất cả các phương pháp giảm đau trên đều có ưu điểm cũng như hạn chế riêng. Do đó, bác sĩ sẽ phải cân nhắc lựa chọn phương pháp giảm đau sau phẫu thuật phù hợp cho từng người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Vinmec có đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại như: máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ.

Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu thuật tại Đông Nam Á.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

828 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • becorac
    Công dụng thuốc Becorac

    Becorac thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid, có thành phần mefenamic Acid 250 mg. Thuốc Becorac giúp giảm đau, hạ sốt, điều trị gút và các bệnh xương khớp. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng, người dùng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • mildotac
    Công dụng thuốc Mildotac

    Thuốc Mildotac thường được sử dụng để giảm đau cho các trường hợp đau sau phẫu thuật. Đôi khi, Mildotac cũng được kê đơn nhằm đẩy lùi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa. Trong suốt quá ...

    Đọc thêm
  • Aronol
    Công dụng thuốc Aronol

    Aronol là loại thuốc tiêm có dung tích 1ml/ống với hoạt chất chính là tramadol hàm lượng 50mg. Thuốc thường được chỉ định để làm giảm các cơn đau ở mức độ từ vừa đến nặng. Bài viết sau đây ...

    Đọc thêm
  • Tramabad
    Công dụng thuốc Tramabad

    Tramabad là thuốc tiêm tĩnh mạch, được sử dụng trong các trường hợp điều trị đau từ vừa đến nặng. Thành phần chính trong thuốc là hoạt chất Tramadol 100mg.

    Đọc thêm
  • Argibu 300
    Công dụng thuốc Argibu 300

    Thuốc Argibu 300 chứa hoạt chất Dexibuprofen, 1 thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid có tác dụng tốt đối với các bệnh lý xương khớp.

    Đọc thêm