Đau vai do viêm gân - Chuyện thường ngày nơi văn phòng

Bài viết được viết bởi Tiến sĩ. Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Hạnh Tâm - Bác sĩ gây mê hồi sức và điều trị đau, Khoa Gây mê giảm đau - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trong thời đại số này, tình trạng đau vai phổ biến ở cộng đồng nhân viên văn phòng. Đó là những người có cường độ vận động ít, hầu hết thời gian làm việc với máy tính và điện thoại di động. Tư thế sai khi làm việc trên bàn máy tính là nguyên nhân chính dẫn đến đau vai. Một tư thế ngồi gọn với đầu và hai mỏm vai hướng quá về phía trước là điển hình của người dành nhiều giờ trên bàn làm việc hay còn gọi là “deskbound worker”. Đối tượng hay gặp nhiều là nữ, độ tuổi 40- 50 tuổi.

1. Cấu tạo khớp vai

Cấu tạo khớp vai là một khớp lớn, nông bao gồm:

  • 3 xương tạo nên 2 khớp, sụn viền khớp cùng 5 túi hoạt dịch giúp cho việc di chuyển trượt dễ dàng giữa các gân, giữa gân và bề mặt khớp.
  • 13 cơ bám vào xương bởi các gân cơ.
  • Nhiều dây chằng ổ khớp và dây chằng bám các xương giúp gia cố và ổn định khớp vai.
Rách gân
Ba loại tổn thương gân hay gặp: Viêm gân, thoái hoá gân, rách gân.

2. Vì sao có viêm gân

Đau khớp vai do viêm gân thường có các điểm đau rõ ràng, người bệnh có thể tự sờ thấy, đôi khi từ điểm đau có đau lan ra xung quanh. Đau âm ỉ, đau buốt, đau nhức, đau chói gây hạn chế các động tác chải tóc, cởi bỏ áo, cài hoặc mở khoá áo ngực sau lưng hoặc nằm nghiêng bên vai đau.

Nguyên nhân đau bao gồm

  • Mất cân đối của nhóm cơ trước và sau: Tham gia cấu trúc khớp vai có 13 cơ. Ngồi làm việc lâu với tư thế ngả về phía trước nên các nhóm cơ phía sau vai có xu hướng bị yếu và mỏng đi so với nhóm cơ phía trước vai. Càng ngày, sự mất cân đối này càng trở nên trầm trọng nếu như không có can thiệp kịp thời.
  • Mất vững khớp vai: Đây là các khớp lớn và nông, nên các hoạt động quá mức về một phía có thể gây mất cân đối nhóm cơ đối kháng. Khi tình trạng kéo dài sẽ làm cho khớp vai không ổn định, nhất là khi có các động tác với biên độ lớn. Từ đó, gây viêm và đau dai dẳng.
  • Kẹt khớp vai: Do xung đột giữa các thành phần cấu thành nên khớp vai, cụ thể là các mỏm xương và các điểm bám gân, dây chằng.

Trong giai đoạn sớm của đau khớp vai, hầu hết các tổn thương nhìn thấy trên siêu âm là viêm các gân như: Gân cơ nhị đầu, gân cơ dưới vai, gân cơ dưới gai, gân cơ trên gai. Để lâu hơn mà không có sự điều trị thích hợp thì sẽ thấy hình ảnh đứt hay rách một phần hay toàn phần gân, hoặc thoái hoá gân.

Siêu âm khớp
Bác sĩ Vinmec thực hiện siêu âm khớp vai để tìm đúng vị trí tổn thương của người bệnh trước khi điều trị

3. Điều trị đau khớp vai bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Cơ bám vào xương thông qua các gân. Đau do viêm gân tại các điểm xung đột giữa gân cơ và xương gây hiện tượng kẹt khớp vai gây hạn chế các động tác hướng lên trên cao, ra trước và xoay tay.

Kiên nhẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau vai hiệu quả. Bài tập này nhằm giúp điều hoà các nhóm cơ, đưa các cơ về vị trí giải phẫu sinh lý bằng các bài tập phục hồităng sức cơ.

Tập vật lý trị liệu đúng cách ở mọi giai đoạn giúp giảm đau lâu dài, giúp điều chỉnh tư thế ngồi làm việc đẹp và không bị đau mà không cần dùng thuốc. Đau thường gây hạn chế vận động. Hạn chế vận động lại tiếp tục đau hơn, tạo ra vòng xoắn bệnh lý. Cấu tạo giải phẫu khớp vai phức tạp bởi nhiều thành phần cùng với chức năng hoạt động với biên độ lớn nên nếu không điều trị phục hồi chức năng sớm và bền bỉ sẽ gây hiện tượng đông cứng khớp vai, còn gọi là “frozen shoulder”- rất khó điều trị và hồi phục tự nhiên, thậm chí cần phải phẫu thuật.

Vì vậy, có thể nói vật lý trị liệu là chìa khóa vàng để điều trị đau khớp vai không chỉ ở giai đoạn sớm mà cả sau khi đã điều trị can thiệp như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hay tiêm corticoid, nội soi khớp...

4. Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân giai đoạn sớm (PRP)

Quá trình làm lành vết thương diễn ra một cách tự động khi cơ thể chúng ta bị thương. PRP lấy từ chính máu của người bệnh với số lượng tiểu cầu rất cao. Việc tiểu cầu giải phóng các yếu tố tăng trưởng và điều hòa miễn dịch kích thích quá trình phục hồi tại chỗ các mô bị tổn thương với tốc độ nhanh hơn so rất nhiều so với quá trình hàn gắn tự nhiên của cơ thể.

Tại Phòng khám đau Vinmec, với việc khám trực tiếp, siêu âm khớp vai và các chỉ định xét nghiệm chuyên sâu nếu cần thiết sẽ giúp các chuyên gia điều trị đau "đọc tên" nguồn gốc đau và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng người bệnh với từng giai đoạn bệnh.

Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là một lựa chọn hoàn hảo cho các viêm gân, đặc biệt ở giai đoạn sớm. Kỹ thuật này được áp dụng ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Nhật bản, Hàn Quốc, tiểu vương quốc Dubai, Pháp, Mỹ...

Hút dịch khớp
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) là phương pháp được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giai đoạn sớm với một mũi tiêm dưới hướng dẫn của máy siêu âm chuyên sâu cho cơ, gân, dây chằng sẽ kích thích phát triển các sợi gân cơ nhỏ làm hàn gắn tổn thương nhanh nhất. Người bệnh có thể thấy rõ nét sự tiến triển sau điều trị trên hình ảnh siêu âm ở các lần khám tiếp theo. Sau khi đã chẩn đoán chính xác nơi tổn thương, thiết kế một bài tập phục hồi chức năng riêng cho mỗi người bệnh là việc không thể coi nhẹ. Bài tập thiết kế để người bệnh có thể tự tập hàng ngày tại nhà.

Vì vậy, nếu bạn hay người thân làm việc văn phòng có triệu chứng đau vai thì đừng ngần ngại liên hệ với Phòng khám đau, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị và vật lý trị liệu sớm nhất.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan