Giá trị tiêu chuẩn trong xét nghiệm Bilirubin

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Ngọc Hùng - Trưởng khoa Xét nghiệm - Bác sĩ vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bilirubin là sắc tố vàng da cam, được tạo ra do quá trình thải khi vỡ hồng cầu sinh lý trong máu rồi đi qua gan và cuối cùng là ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, xét nghiệm định lượng Bilirubin sẽ giúp hỗ trợ cho việc xác định một số bất thường tại gan- mật và tình trạng tan máu.

1. Chu trình bilirubin trong cơ thể

Như đã đề cập thì Bilirubin hay sắc tố mật được tạo ra qua quá trình phá hủy hồng cầu và lượng ít cytochrom và myoglobin. Quá trình phá hủy này có thể diễn ra ở trong tủy xương, trong máu tuần hoàn hoặc trong lách.

Chu trình Bilirubin

Đầu tiên, Hb được giải phóng từ các hồng cầu sẽ tạo ra Hem, sắt và globin. Trong đó Heme sẽ được chuyển thành Biliverdin nhờ enzym oxygenase của microsom rồi trở thành Bilirubin dưới tác dụng của biliverdin reductase, đây chính là Bilirubin không liên hợp (Bilirubin gián tiếp) chiếm tới 80% bilirubin toàn phần lưu hành trong máu.

Khi tới gan, chỉ số Bilirubin gián tiếp sẽ trải qua các quá trình chuyển hóa gồm 3 giai đoạn:

  • Được các tế bào gan giữ lại
  • Liên hợp với glucuronid acid nhờ enzym glucuronyl transferase của gan để tạo thành Bilirubin liên hợp (Bilirubin trực tiếp) trước khi bài xuất vào đường mật tới 80% và 20% tái hấp thu vào máu.

Sau khi được thải trừ vào trong mật thì Bilirubin liên hợp sẽ vào ruột và chuyển hóa thành Urobilinogen rồi thành Stercobilin, cuối cùng là thải trừ trong phân. Một phần nhỏ Urobilinogen sẽ được tái hấp thu vào hệ thống tĩnh mạch cửa để thực hiện chu trình ruột - gan thể hiện qua màu sắc ở nước tiểu.

Bilirubin có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán các vấn đề sức khỏe?
Bilirubin (sắc tố mật) có vai trò quan trọng với cơ thể

2. Thực hiện xét nghiệm Bilirubin khi nào?

Bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm định lượng Bilirubin trong các trường hợp sau:

  • Có biểu hiện vàng da
  • Tiền sử nghiện rượu bia hoặc nghi ngờ ngộ độc thuốc
  • Tiếp xúc virus viêm gan
  • Nước tiểu sậm màu
  • Có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, hay đau hoặc sưng bụng
  • Bệnh nhân gan mãn tính hay mệt mỏi, uể oải.

3. Giá trị tiêu chuẩn trong xét nghiệm Bilirubin

Kết quả của xét nghiệm Bilirubin thường có 3 phần với các giá trị chuẩn như sau:

Bilirubin toàn phần:

  • Ở trẻ sơ sinh: dưới 10 mg/dl (< 171 μmol/L)
  • Trẻ 1 tháng tuổi: 0,3-1,2 mg/dl (5,1-20,5 μmol/L)
  • Người lớn: 0,2-1,0 mg/dl (3,4-17,1 μmol/L).

Định lượng Bilirubin trực tiếp: Thường ở mức 0-0,4 mg/dl (0-7 μmol/L)

Định lượng Bilirubin gián tiếp: Thường ở mức 0,1-1,0 mg/dl (1-17 μmol/L)

Da bình thường trở nên vàng khi bilirubin trong máu giữa 2 và 3 mg/dL.

Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không
Xét nghiệm Bilirubin ở người lớn

4. Ý nghĩa của những giá trị bất thường trong xét nghiệm Bilirubin

Nồng độ Bilirubin toàn phần tăng: Thường do một số nguyên nhân như

  • Có thai
  • Trẻ sơ sinh hoặc sinh non
  • Người hay có hoạt động thể lực mạnh.

Nồng độ Bilirubin gián tiếp tăng: Do các nguyên nhân chính là tăng phá hủy hồng cầu quá mức hoặc suy giảm quá trình liên hợp tại gan.

  • Tăng phá hủy hồng cầu thường do tan máu trong bệnh sốt rét, không tương hợp Rh ở trẻ sơ sinh hoặc tạo hồng cầu không hiệu quả, cường lách.
  • Suy giảm quá trình liên hợp Bilirubin tại gan có thể do bệnh Gilbert, suy tim mất bù, do thuốc hoặc khiếm khuyết quá trình liên hợp Bilirubin.

Nồng độ Bilirubin trực tiếp tăng: Thường do bệnh lý tế bào gan hoặc tắc mật

  • Bệnh lý tế bào gan thường gặp là viêm gan do virus, viêm gan do thuốc, viêm gan nhiễm độc hoặc xơ gan.
  • Bệnh lý tắc mật nếu là tắc mật trong gan thường do xơ gan mật tiên phát, viêm đường mật xơ hóa hoặc do thuốc, nếu là tắc mật ngoài gan thì thường đến từ sỏi mật, viêm tụy cấp hoặc nang giả tụy.

5. Các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm

Có một số tình trạng có thể góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm định lượng Bilirubin như sau:

Xảy ra tình trạng vỡ hồng cầu của mẫu bệnh phẩm

  • Để mẫu bệnh phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong hơn 1 giờ có thể làm giảm nồng độ Bilirubin trong đó
  • Bệnh nhân sử dụng các thuốc có thể làm tăng nồng độ Bilirubin toàn phần như thuốc điều trị sốt rét, vitamin C, thuốc lợi tiểu,...

Nếu xét nghiệm thường quy phát hiện tăng bilirubin, thầy thuốc sẽ tìm các xét nghiệm máu khác để xem kết quả và xác nhận tình trạng tổn thương gan.

Các xét nghiệm khác bao gồm:

  • Các xét máu khá đánh giá chức năng gan và xét nghiệm chẩn đoán viêm gan, nếu cần thiết
  • Khám lâm sàng, khám bụng kiểm tra kích thước gan, và độ chắc - dày
  • Xét nghiệm hình ảnh hoc. Bao gồm siêu âm, CT-scan, hoặc MRI scan
  • Nội soi để kiểm tra ống mật từ đó mật từ gan đi vào ruột
  • Sinh thiết gan, nếu cần thiết.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: