Tìm hiểu về phương pháp giảm mẫn cảm trong điều trị dị ứng

Giảm mẫn cảm dị ứng đóng một vai trò quan trọng trong y học, giúp cho bệnh nhân có thể sử dụng được những loại thuốc từng dị ứng trước đây. Tuy nhiên, đây là phương pháp chỉ có giá trị tạm thời, do đó khi cần sử dụng lại chính loại thuốc gây mẫn cảm thì phải tiến hành lại phương pháp này.

1. Nguyên nhân và triệu chứng dị ứng thuốc

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một sự liên quan chặt chẽ giữa yếu tố gendị ứng. Điều này giải thích cho việc nhiều người trong gia đình thường bị dị ứng với cùng một loại thức ăn, thuốc hoặc các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang và hen...

Các dị ứng dị nguyên thường gặp là thức ăn, thuốc, côn trùng đốt, liệu pháp miễn dịch dị ứng. Triệu chứng của dị ứng thường đa dạng và thường xuyên xuất hiện trên da. Các triệu chứng bao gồm:

  • Cơ thể sẽ xuất hiện những mảng đỏ gồ trên da, gọi là mày đay, gây ngứa nhiều và có thể kèm theo tình trạng phù ở vùng nổi mẩn. Các triệu chứng này đa số thường nhẹ nhàng và tự hết sau khi ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, có một vài trường hợp diễn tiến nặng nề có thể gây ra hội chứng Stevens Johnsonhội chứng Lyell, đây là hai bệnh lý rất nặng nề, có nguy cơ tử vong cao.
  • Shock phản vệ: Phản ứng dị ứng cấp tính, nghiêm trọng, biểu hiện đa cơ quan, có thể đe dọa tính mạng.

2. Phương pháp giảm mẫn cảm là gì?

Giải mẫn cảm là một phương pháp phổ biến hiện nay trong lĩnh vực dị ứng học, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục đích của phương pháp là từng bước làm cho người bệnh quen dần với tác nhân hay loại thuốc mà họ bị dị ứng. Quá trình thích nghi này cần thời gian và từ đó cơ thể bệnh nhân sẽ tạo ra được sự dung nạp với loại thuốc đó.

Phương pháp giảm mẫn cảm trong điều trị dị ứng hiện nay được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp giải mẫn cảm nhanh.

Giảm mẫn cảm
Giảm mẫn cảm dị ứng đóng một vai trò quan trọng trong y học

3. Phương pháp giảm mẫn cảm nhanh trong điều trị dị ứng

Phương pháp giảm mẫn cảm nhanh sẽ dùng chính thuốc gây dị ứng để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên các thuốc này ban đầu sẽ sử dụng ở một liền rất nhỏ chỉ đủ gây shock phản vệ dưới lâm sàng (không có biểu hiện lâm sàng), sau đó tăng dần cho đến khi đạt được liều điều trị, thời gian tăng liều khoảng 15 -20 phút. Thời gian điều trị là vài giờ thậm chí vài ngày tùy cơ địa bệnh nhân.

Mục đích của phương pháp này là giúp người bệnh từ trạng thái bị dị ứng (quá mẫn) với loại thuốc nào đó sang trạng thái có thể dung nạp và sử dụng được loại thuốc mà không gây nguy hiểm cho cơ thể.

Ban đầu, phương pháp này chỉ được áp dụng đối với trường hợp dị ứng kháng sinh nhóm Penicilline, sau đó mở rộng ra các nhóm thuốc và các chế phẩm sinh học khác như như Vancomycin, Allopurinol, Acyclovir, Trimethoprim - Sulfamethoxazol, Sulfasalazin, Aspirin, Insulin, vaccin phòng uốn ván và một số loại kháng huyết thanh.

IgE là kháng thể đóng vai trò quyết định trong cơ chế gây dị ứng. Do đó, phương pháp giải mẫn cảm sẽ trung hòa dần các kháng thể IgE, đồng thời kích thích cơ thể tạo ra kháng thể IgG4 giúp bao vây kháng nguyên, ức chế hoạt động phóng thích các chất trung gian gây dị ứng.

4. Cách thực hiện giải mẫn cảm nhanh

Điều trị giảm mẫn cảm nhanh có thể sử dụng qua các chế phẩm thuốc đặt dưới lưỡi, thuốc uống, thuốc tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da. Trong đó phổ biến nhất là các chế phẩm ở dạng đặt dưới lưỡi hay dạng uống vì an toàn hơn, tác dụng chậm hơn nên đủ thời gian theo dõi và xử trí nếu có các tác dụng phụ.

Cách thực hiện:

  • Test da trước khi tiến hành phương pháp giải mẫn cảm để tìm được liều khởi trị - là liều lớn nhất bệnh nhân có thể dung nạp được mà không gây ra biểu hiện lâm sàng. Lượng thuốc dùng cho test thường bằng hoặc thấp hơn 1/10000 so với liều điều trị
  • Dùng liều khởi trị, quan sát trong 15 – 20 phút. Nếu bệnh nhân không có các biểu hiện dị ứng như ngứa, nổi mày đay thì tăng gấp đôi liều thuốc
  • Tiến hành lặp lại như trên cho đến khi đạt được đủ liền điều trị cho bệnh nhân.

5. Tác dụng phụ của phương pháp giải mẫn cảm nhanh

Phương pháp giảm mẫn cảm nhanh có hiệu quả cao trong điều trị và tương đối an toàn. Tuy nhiên trong lúc dùng thuốc có một vài tác dụng phụ cần lưu ý như:

  • Trong khi điều trị có thể có ngứa nhẹ, nổi sẩn nhỏ trên da gặp trong một số trường hợp.
  • Sau điều trị một tuần có thể có sốt nhẹ, phát ban mày đay và ngứa.
  • Phản ứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng bao gồm: Co thắt phế quản gây suy hô hấp, sốc phản vệ.
giải mẫn cảm
Phương pháp giải mẫn cảm nhanh sẽ dùng chính thuốc gây dị ứng để điều trị cho bệnh nhân

6. Lưu ý khi sử dụng phương pháp giải mẫn cảm nhanh

Khi sử dụng phương pháp giải mẫn cảm nhanh, cần lưu ý:

  • Hạn chế sử dụng ở người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, bệnh thận mạn, người đang mắc cách bệnh lý tự miễn, bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn β.
  • Cần những thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm trong xử trí shock phản vệ; thực hiện tại bệnh viện để có đầy đủ dụng cụ và thuốc để cấp cứu, xử trí shock phản vệ.
  • Cần theo dõi sát bệnh nhân trong quá trình điều trị về mạch, nhiệt, huyết áp, tri giác để phát hiện và xử trí kịp thời. Thiết lập sẵn đường truyền tĩnh mạch để tiêm adrenalin ngay khi có sốc phản vệ.
  • Phương pháp này không thể điều trị các bệnh thuộc loại dị ứng bán cấp hoặc mạn tính như: Thiếu máu tan máu tự miễn, hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell, viêm cầu thận tự miễn...

Đây là phương pháp chỉ có giá trị tạm thời, do đó khi cần sử dụng lại chính loại thuốc gây mẫn cảm thì phải tiến hành lại phương pháp này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: msdmanuals.com, microbiologybook.org.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan