Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP): Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức - Cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một chứng rối loạn đông máu. Bệnh do lượng tiểu cầu trong máu giảm bởi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh. Nếu người bệnh không bị chảy máu và lượng tiểu cầu không quá thấp thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng thì bạn cần phải dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa.

1. Tổng quan về giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là một rối loạn có thể dẫn đến các vết bầm tím và chảy máu dễ dàng hoặc quá mức. Kết quả chảy máu là do lượng tiểu cầu thấp bất thường- các tế bào làm đông máu. Trước đây, giảm tiểu cầu miễn dịch còn được gọi là ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, ITP có thể gây ra vết bầm tím, cũng như các chấm nhỏ màu đỏ tím trông giống như phát ban.

Trẻ em có thể bị ITP sau khi bị nhiễm virus và thường hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị. Ở người lớn, rối loạn thường mãn tính. Nếu bạn không có dấu hiệu chảy máu và số lượng tiểu cầu của bạn không quá thấp, bạn có thể không cần điều trị. Nếu các triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, điều trị có thể bao gồm các loại thuốc để tăng số lượng tiểu cầu hoặc phẫu thuật.

Bé bị sốt siêu vi phát ban phải làm sao
Giảm tiểu cầu gây ra các nốt bầm tím giống như phát ban ở trên da

2. Dấu hiệu giảm tiểu cầu miễn dịch

Bệnh nhân bị giảm tiểu cầu miễn dịch có thể không xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Khi các triệu chứng của bệnh xảy ra, chúng có thể bao gồm:

  • Dễ bầm tím quá mức, khi già vết bầm tím này tự nhiên và chảy máu dễ dàng hơn.
  • Chảy máu ngoài da xuất hiện dưới dạng các đốm màu đỏ tím có kích thước (petechiae) trông giống như phát ban.
  • Chảy máu tự phát từ nướu hoặc mũi.
  • Máu có trong nước tiểu hoặc phân.
  • Chảy máu kinh nguyệt bất thường.
  • Chảy máu nhiều khi thực hiện phẫu thuật.

Bạn đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường, chẳng hạn như chảy máu không thể kiểm soát.

3. Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu miễn dịch

Giảm tiểu cầu miễn dịch thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm và phá hủy tiểu cầu, đó là những tế bào giúp đông máu. Ở người lớn, điều này có thể do người bệnh bị nhiễm HIV, viêm gan hoặc H. pylori - loại vi khuẩn gây loét dạ dày. Đối với trẻ em, hầu hết bị ITP bởi rối loạn sau khi mắc một bệnh nào đó do virus gây ra, chẳng hạn như quai bị hoặc cúm.

Virus cúm A
Nhiễm virus cúm có thể là nguyên nhân dẫn tới giảm tiểu cầu miễn dịch ở trẻ

4. Chẩn đoán giảm tiểu cầu miễn dịch

Để chẩn đoán giảm tiểu cầu miễn dịch, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu khác và số lượng tiểu cầu thấp, chẳng hạn như một căn bệnh tiềm ẩn hoặc loại thuốc mà bạn đang dùng. Xét nghiệm máu có thể kiểm tra mức độ của tiểu cầu. Một số ít trường hợp mắc bệnh có thể cần khám tủy xương để loại trừ các vấn đề khác.

5. Điều trị giảm tiểu cầu miễn dịch

Những người bị giảm tiểu cầu miễn dịch nhẹ, phương pháp điều trị có thể không cần gì nhiều hơn là theo dõi và kiểm tra tiểu cầu thường xuyên. Trẻ thường cải thiện mà không cần điều trị. Đối với người lớn, nếu số lượng tiểu cầu vẫn tiếp tục giảm và không có dấu hiệu cải thiện, sẽ cần phải đưa ra phương pháp điều trị phù hợp bởi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc trở thành mãn tính.

Điều trị có thể bao gồm một số phương pháp, chẳng hạn như thuốc để tăng số lượng tiểu cầu hoặc phẫu thuật để cắt bỏ lá lách (cắt lách). Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của các lựa chọn điều trị. Một số trường hợp thấy rằng các tác dụng phụ của điều trị gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với các tác động của chính căn bệnh này.

thuoc-ursodiol-cong-dung-chi-dinh-va-luu-y-khi-dung-2
Bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị bệnh cụ thể tùy theo tình trạng sức khỏe người bệnh

5.1 Thuốc

Các loại thuốc thường được dùng để điều trị ITP bao gồm:

  • Steroid: Bác sĩ có thể sẽ bắt đầu cho bạn dùng một loại thuốc corticosteroid nhằm nâng cao số lượng tiểu cầu của bạn trở lại mức an toàn, bạn có thể dần dần ngừng dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quá trình này có thể kéo dài từ 2- 6 tuần. Việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này không được khuyến khích vì chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đường huyết cao và loãng xương.
  • Globulin miễn dịch: Nếu corticosteroid không giúp ích cho việc điều trị, bác sĩ có thể cho bạn tiêm globulin miễn dịch. Thuốc này cũng có thể được sử dụng nếu bạn bị chảy máu nghiêm trọng hoặc cần nhanh chóng tăng số lượng máu trước khi phẫu thuật. Thuốc thường đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng thường biến mất đi trong một vài tuần. Tác dụng phụ khi sử dụng globulin có thể bao gồm đau đầu, buồn nôn và ói mửa.
  • Thuốc làm tăng sản xuất tiểu cầu. Các loại thuốc như romiplostim (Nplate) và eltrombopag (Promacta) giúp tủy xương sản xuất nhiều tiểu cầu hơn. Những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
  • Các loại thuốc khác: Rituximab (Rituxan, Truxima) giúp tăng số lượng tiểu cầu bằng cách giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch gây tổn hại cho tiểu cầu. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm hiệu quả của tiêm chủng, có thể cần thiết nếu sau đó bạn chọn phẫu thuật để cắt bỏ lá lách của bạn.

5.2 Phẫu thuật

Nếu tình trạng ITP của bạn trở nên ngày càng nghiêm trọng hoặc vẫn tồn tại mặc dù đã được điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ lá lách. Điều này giúp nhanh chóng loại bỏ nguồn chính phá hủy tiểu cầu cơ thể bạn và cải thiện số lượng tiểu cầu, mặc dù phương pháp này có thể không hiệu quả với tất cả người bệnh. Sống mà không có lá lách vĩnh viễn làm tăng khả năng bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, một số trường hợp khác có thể bị tái phát ngay cả khi cắt bỏ lá lách.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Tình trạng diễn biến nghiêm trọng buộc người bệnh phải tiến hành phẫu thuật

5.3 Điều trị khẩn cấp

Mặc dù hiếm gặp, chảy máu nghiêm trọng có thể xảy ra với bệnh nhân ITP. Đây là trường hợp cần được cấp cứu khẩn cấp, tình trạng chảy máu không kiểm soát được có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Chăm sóc cấp cứu thường bao gồm truyền các chất cô đặc tiểu cầu. Steroid và globulin miễn dịch cũng có thể được truyền qua tĩnh mạch.

6. Biến chứng giảm tiểu cầu miễn dịch

Một biến chứng hiếm gặp của giảm tiểu cầu miễn dịch là chảy máu vào não, có thể gây tử vong.

Nếu bạn đang mang thai và số lượng tiểu cầu của bạn rất thấp hoặc bạn bị chảy máu, bạn sẽ mắc nguy cơ chảy máu nặng hơn trong khi sinh. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị để duy trì số lượng tiểu cầu ổn định, có tính đến các ảnh hưởng đối với thai nhi.

Giảm tiểu cầu miễn dịch xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ. Nguy cơ dường như cao hơn ở những người cũng mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus và hội chứng antiphospholipid.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan