Hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân sau chấn thương

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Trịnh Ngọc Duy - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Sau những sự cố chấn thương như tai nạn xe máy, ô tô, hỏa hoạn, ... gây nên các nỗi đau về thể xác và cũng là nguyên nhân của những nỗi đau về tinh thần và cảm xúc. Sự hỗ trợ tâm lý sau chấn thương là giúp đỡ những nạn nhân cảm thấy rối loạn về tinh thần hoặc cảm xúc vì những sự việc xảy ra do chấn thương.

1.Ai là người chịu ảnh hưởng tâm lý sau chấn thương?

* Nạn nhân có thể cảm thấy buồn rầu do:

  • Chứng kiến của vụ tai nạn
  • Mất đi một phần của cơ thể
  • Mất đi chức năng của cơ thể

*Gia đình nạn nhân cảm thấy buồn rầu do:

  • Mất đi người thân yêu
  • Không biết phải giúp đỡ người thân của họ bằng cách nào
  • Sự lo lắng về tương lai của người thân

*Những người khác có thể cảm thấy buồn rầu do:

  • Chứng kiến cảnh tai nạn hoặc tử vong

2.Cảm giác buồn đau và các phản ứng

Bệnh nhân có thể gặp kích động, sợ hãi sau khi chụp MRI
Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi,buồn có thể là phản ứng khác nhau đối với các biến cố do chấn thương

Những người khác nhau có thể có phản ứng khác nhau đối với các biến cố do chấn thương. Họ sẽ cảm thấy có một hoặc một số rối loạn tâm lý như sau:

  • Buồn
  • Sợ hãi
  • Bối rối
  • Choáng ngợp
  • Lo lắng
  • Tức giận
  • Rối loạn cảm xúc
  • Thờ ơ

Không có cách nào để “cảm nhận đúng” sau một tai nạn. Một số người có thể cảm thấy buồn, một số khác cảm thấy tức giận; một số người có thể bị rối loạn tâm lý mức độ nhẹ, một số khác có thể bị rối loạn tâm lý nghiêm trọng.

3.Làm thế nào để hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân sau chấn thương?

Đến thăm nạn nhân và giúp đỡ để nạn nhân sau chấn thương
Hãy đến thăm và giúp đỡ nạn nhân sau chấn thương đó cũng là cách để hỗ trợ họ

Hầu hết mọi người đều có thể hồi phục những rối loạn tâm lý này sau một thời gian và với sự hỗ trợ. Sau đây có thể là một số cách hỗ trợ tâm lý:

3.1 Trong vụ tai nạn

  • Thực hiện các sơ cấp cứu ban đầu và giúp nạn nhân đến được cơ sở y tế
  • Hướng dẫn, hợp tác với những người xung quanh khi tiến hành sơ cấp cứu
  • Thông báo cho nạn nhân về những việc bạn đang làm và sẽ làm
  • Hỏi nạn nhân về những sự việc đã xảy ra, họ cảm thấy như thế nào. Để cho họ nói nếu họ muốn nói. Nếu họ không muốn nói, không nên bắt họ nói
  • Thông báo cho gia đình những chuyện đã và đang xảy ra

3.2 Sau tai nạn

Nạn nhân sẽ tiếp tục có những rối loạn tâm lý sau khi vụ tai nạn đã kết thúc là điều bình thường. Một số người có thể gặp ác mộng vào ban đêm; hoặc giật mình khi thấy tiếng động lớn; dễ nổi giận hoặc khó tập trung. Một số người cảm thấy có những rối loạn tâm lý trong vài tuần hoặc vài tháng.

Dưới đây là một số cách để hỗ trợ sau tai nạn:

  • Đến thăm nạn nhân
  • Giúp đỡ để nạn nhân có được những thứ cần thiết cho họ (băng gạc; thuốc sát trùng; ...)
  • Lắng nghe những gì họ muốn nói về vụ tai nạn
  • Trấn an họ rằng cảm xúc hiện tại là bình thường
  • Mời nạn nhân tham gia các buổi sự kiện nếu phù hợp
  • Nhờ chuyên gia y tế giúp đỡ nếu nạn nhân vẫn tiếp tục có rối loạn tâm lý

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan