Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín khi bị thủy đậu

Khi bạn bị thủy đậu mọc ở vùng kín mà không chú ý vệ sinh đúng cách thì rất dễ để lại nhiều biến chứng, tùy thuộc theo mức độ ở mỗi người.

1. Vì sao bị thủy đậu tại vùng kín?

Khi bị bệnh thủy đậu, triệu chứng đặc trưng của bệnh là cơ thể sẽ xuất hiện những mụn nước ở các vùng như: mặt, chân tay, sau đó sẽ lan nhanh ra toàn thân. Do vậy, việc thủy đậu mọc ở vùng kín là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, khi thủy đậu mọc ở vùng kín, người bệnh cần tuân theo các phương pháp điều trị bệnh thủy đậu đúng cách và an toàn thì sẽ không quá nghiêm trọng.

Nhưng nếu có mụn nước chỉ nổi ở vùng kín thì không hẳn là bệnh thủy đậu. Vì vậy, bạn cần đến các cơ sở y tế khám để biết chắc chắn có đang mắc bệnh thủy đậu hay không.

Virus gây bệnh thủy đậu
Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm do Varicella zoster virus gây ra

2. Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín khi bị thủy đậu

Khi bạn bị thủy đậu mọc ở vùng kín mà không chú ý vệ sinh đúng cách thì rất dễ để lại nhiều biến chứng, tùy thuộc theo mức độ ở mỗi người. Vì vậy, bạn cần vệ sinh vùng kín khi bị thuỷ đậu đúng cách để tránh biến chứng. Cụ thể:

  • Nên vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch, sau đó lau khô cơ thể.
  • Thực hiện thao tác vệ sinh một cách nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt ban nước thủy đậu (dễ gây bội nhiễm), từ đó có thể tạo thành sẹo lưu lại lâu dài trên cơ thể.
  • Sau khi đi vệ sinh, rửa vùng kín nhẹ nhàng bằng nước sạch rồi dùng khăn mềm thấm khô để giữ cho bộ phận sinh dục luôn được sạch sẽ và khô thoáng.
  • Lựa chọn quần áo và đồ lót có chất liệu mỏng, nhẹ, rộng rãi thoáng mát để tránh làm ảnh hưởng đến các nốt mụn nước.
  • Không được tự ý uống, bôi bất kì loại thuốc nào, hay tự ý đắp các loại lá, cây cỏ khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Khám phụ khoa
Vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh để lại biến chứng khi bị thủy đậu

3. Lưu ý khi bị thủy đậu

Bên cạnh việc thực hiện đúng cách vệ sinh vùng kín khi bị thủy đậu, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Ăn thức ăn dưới dạng lỏng để thuận lợi cho quá trình tiêu hóa (các loại cháo, chuối, đậu đỏ, trứng, măng tây,...) Đồng thời, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C (cam, chanh, dâu tây, lê, cà chua,...) để tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, phòng ngừa sẹo lõm.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ngoài việc tắm rửa và vệ sinh vùng kín hàng ngày, quần áo của người bệnh cần giặt sạch bằng xà phòng và ủi trước khi mặc.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người khác bởi bệnh thủy đậu có thể lây lan cho người lành.
  • Thông thường, mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần trong đời vì đã có miễn dịch ngay sau khi bị bệnh. Nhưng cũng có những trường hợp sức đề kháng yếu vẫn có khả năng tái phát bệnh thủy đậu, vì vậy, mọi người nên tiêm phòng vắc-xin thủy đậu, đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.
  • Người bệnh khi mắc thủy đậu sẽ mọc mụn nước khắp toàn thân. Trường hợp chỉ mọc mụn nước nơi vùng kín thì có thể không phải do bệnh thủy đậu. Lúc này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.
Bệnh thủy đậu sau bao lâu thì không lây?
Người mắc bệnh thủy đậu sẽ bị nổi mụn nước khắp toàn thân
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan