Khi khứu giác mất dần...

Suy giảm khứu giác không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Hãy hình dung xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn ăn nhưng không ngửi thấy mùi thức ăn? Trở về quê, nhưng không thể ngửi thấy mùi hương quen thuộc?

1. Vai trò của khứu giác

Mũi có khoảng 100 triệu tế bào thần kinh và có thể ngửi được khoảng 10.000 - 100 tỷ loại mùi khác nhau. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống thể chất, mà còn cuộc sống tinh thần của con người.

Mùi thức ăn làm món ăn trở nên ngon miệng, mùi khói cảnh báo hỏa hoạn, chất độc, mùi hôi cảnh báo thức ăn ôi thiu, ô nhiễm môi trường. Mùi hương cũng tạo ra mối liên hệ đến một người như mùi nước hoa của người quen; mùi cỏ cây, hoa lá của quê hương, vv.

Với nhiều vai trò quan trọng như vậy nên khi bị suy giảm khứu giác, bạn cần điều trị ngay, tránh tình trạng mất khứu giác tạm thời trở thành mãn tính gây mất khứu giác hoàn toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

2. Hậu quả của suy giảm khứu giác

Suy giảm khứu giác làm tăng nguy cơ tử vong ở người lớn trên 70 tuổi trong vòng 10 năm qua lên gần 50%, vào nguy cơ cao hơn 30% ở năm 13. Con số này thực sự không nhỏ chút nào.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa giảm khứu giác với nguy cơ mắc các chứng rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và một số bệnh sa sút trí tuệ.

Các tình trạng bệnh lý liên quan đến khứu giác làm tăng nguy cơ tử vong lên khoảng 28%. Cụ thể, nguy cơ tử vong tăng 22% đối với suy giảm khứu giác liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh và 6% liên quan đến giảm cân.

Giảm khứu giác còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, từ đó làm giảm lượng ăn vào, thay đổi tình trạng dinh dưỡng và trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, ăn uống kém do suy giảm khứu giác còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tệ hơn, mới đây các nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc mất khứu giác có thể là lời cảnh báo cái chết đang đến gần ở người cao tuổi.

Suy giảm khứu giác
Suy giảm khứu giác ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn

3. Người giảm khứu giác cần chú ý gì?

Để hạn chế tình trạng suy giảm khứu giác kéo dài, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực phẩm: Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn quá ít hoặc quá nhiều. Điều này yêu cầu bạn cần theo dõi chặt hạn sử dụng và định lượng ăn uống hàng ngày.
  • Thiết bị: Lắp đặt các thiết bị báo cháy trong nhà, thay thế sử dụng bếp ga bằng bếp điện, cẩn thận khi làm việc với các hóa chất có khả năng gây độc.
  • Điều trị bệnh: Điều trị các bệnh lý gây suy giảm khứu giác như cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm xoang.
  • Sinh hoạt: Đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với khói bụi khi ra đường. Làm sạch niêm mạc mũi bằng cách nhỏ nước mũi khi bẩn. Tuyệt đối không hút thuốc lá.
  • Tập ngửi: Luyện tập ngửi bằng cách đưa thức ăn hoặc các loại hoa, vật dụng có mùi thơm lên mũi.

Suy giảm khứu giác có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, vật chất tinh thần của người bệnh. Vì thế, để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần áp dụng một số phương pháp về tập ngửi, tránh ăn thức ăn ôi thiu và điều trị các bệnh lý làm suy giảm khứu giác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan