Khi nào cần gây tê và quy trình gây tê cơ bản diễn ra thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quang Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và thực hành trong lĩnh vực Gây mê hồi sức.

Gây tê là phương pháp vô cảm được chỉ định rộng rãi trên lâm sàng ở cả nội khoa và ngoại khoa, các phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp. Vậy khi nào bệnh nhân cần gây tê và quy trình gây tê diễn ra như thế nào?

1. Gây tê là gì?

Gây tê là gì? Gây tê là phương pháp dùng thuốc tê ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh nhằm làm mất cảm giác đau ở một vùng nhất định của cơ thể. So với gây mê toàn thân, phương pháp gây tê có một số ưu điểm như:

  • Giúp hạn chế các biến chứng và tác dụng phụ của gây mê, đặc biệt là trên hệ tim mạch và hô hấp.
  • Giúp giảm đau sau mổ: tác dụng giảm đau của thuốc tê có thể kéo dài thêm nhiều giờ sau phẫu thuật. Trong khi với gây mê toàn thân, ngay sau khi tỉnh dậy người bệnh đã cảm thấy khó chịu và đau đớn.

Một ưu điểm khác của gây tê là người bệnh tỉnh táo trong lúc làm phẫu thuật. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ theo dõi người bệnh lúc mổ.

Thuốc gây tê
Gây tê giúp người bệnh hạn chế tối đa những tác dụng phụ của thuốc mê

2. Khi nào cần gây tê?

Gây tê là phương pháp vô cảm được chỉ định rộng rãi trên lâm sàng, ở cả nội khoa và ngoại khoa. Gây tê được chia làm hai loại là gây tê tại chỗgây tê vùng.

Khi nào cần gây tê? Các loại gây tê được chỉ định trong các trường hợp khác nhau.

2.1. Gây tê tại chỗ

Thuốc tê tác động trực tiếp lên những nhánh tận cùng của thần kinh ngoại vi. Phương pháp này bao gồm:

  • Gây tê bề mặt: thường được dùng trong các phẫu thuật răng miệng, mắt, tai mũi họng. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng thuốc để phun, nhỏ lên bề mặt niêm mạc.
  • Gây tê thấm: áp dụng cho các trường hợp chích rạch áp xe, mổ nông, mổ nhỏ...Trong đó, thuốc tê sẽ được tiêm theo từng lớp tổ chức trước khi tiến hành thủ thuật.
  • Gây lạnh: phun các loại thuốc mê bốc hơi nhanh trên bề mặt da, thường dùng trong chích rạch áp xe.

2.2.Gây tê vùng

Bác sĩ dùng thuốc tê tác động trực tiếp lên các đường dẫn truyền thần kinh nhằm làm mất cảm giác đau ở vùng thần kinh đó chi phối. Gây tê vùng gồm nhiều phương pháp khác nhau như :

Gây tê tủy sống
Gây tê tủy sống được ứng dụng phổ biến trong phẫu thuật tiết niệu

3. Quy trình gây tê diễn ra như thế nào?

Trước khi gây tê, bác sĩ sẽ giải thích cho người bệnh mục đích và các bước của quy trình gây mê để người bệnh hợp tác. Người bệnh cần nói với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt quan trọng nếu bạn đang dùng thuốc kháng đông. Người bệnh không được ăn uống ít nhất 6 giờ trước khi phẫu thuật, không được uống rượu trong vùng 24 giờ trước khi được gây tê hoặc dùng thuốc an thần.

Quy trình gây tê như sau: Người bệnh sẽ bắt đầu mất cảm giác ở vùng sẽ được can thiệp trong vòng vài phút sau khi tiêm thuốc tê. Thuốc tê làm mất cảm giác đau nhưng người bệnh vẫn có thể cảm thấy áp lực và sự chuyển động của vùng mổ trong khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể dùng thuốc an thần để giúp người bệnh bình tĩnh và thư giãn. Tùy theo loại thuốc an thần được sử dụng, người bệnh có thể sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ tạm thời mất cảm giác bàng quang đang đầy, do đó gặp khó khăn khi đi tiểu. Bác sĩ sẽ đặt tạm thời một ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra. Đây là hiện tượng thường gặp khi gây tê màng cứng hoặc gây tê tủy sống. Cần một vài giờ để vùng được gây tê có cảm giác trở lại.

Khi gây tê người bệnh có thể gặp một số biến chứng như dị ứng với thuốc tê, chảy máu, tổn thương thần kinh, các tác dụng phụ do thuốc tê bị hấp thu vào máu,... Tuy nhiên nhìn chung thì gây tê là thủ thuật khá an toàn, các biến chứng rất hiếm khi xảy ra.

Bệnh nhân có thể được uống thuốc an thần sau khi chụp MRI
Người bệnh trước 6 tiếng khi gây tê không được sử dụng thuốc an thần

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê, gây tê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy dò thần kinh, máy siêu âm, hệ thống kiểm soát đường thở khó của Karl Storz, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA (Adequate of Anesthesia) của GE bao gồm theo dõi độ mê, độ đau và độ giãn cơ sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới (WFSA) hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu thuật tại Đông Nam Á.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan