Khi nào thì bôi thuốc chống sẹo vào vết thương?

Sau chấn thương hay phẫu thuật, da của bạn sẽ hình thành một vết sẹo, đó là quá trình chữa lành tự nhiên. Thời gian lành vết sẹo có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, mức độ nhìn thấy vết sẹo và cách bạn chăm sóc da sau chấn thương. Vậy khi nào thì bôi thuốc chống sẹo vào vết thương?

1. Vết thương nào có thể gây ra sẹo?

Sẹo là một phần tự nhiên của quá trình chữa lành khi da bạn bị thương. Vết sẹo là dấu vết do vết thương đã lành để lại. Các vết sẹo thường sẽ phát triển theo thời gian và hầu hết các vết sẹo nhỏ sẽ biến mất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc vị trí chấn thương, vết sẹo có thể lộ rõ ​​hơn và trở thành sẹo phì đại hoặc sẹo lồi.

Sẹo có thể được gây ra bởi các vết thương do chấn thương, phẫu thuật, bỏng hoặc mụn.

2. Mất bao lâu để vết sẹo lành lại?

Các vết sẹo có thể mất nhiều năm để chữa lành và có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, theo thời gian, những vết sẹo nhỏ có thể tự mờ và phẳng. Những vết sẹo sâu hơn, lồi hoặc đỏ hơn có thể cần chăm sóc và can thiệp để làm mờ sẹo.

3. Nên bôi thuốc trị sẹo khi nào?

Đừng vội chăm sóc vết sẹo ngay sau khi bạn bị thương. Trước tiên, hãy chăm sóc vết thương thật kỹ và đợi cho đến khi da lành hẳn mới bắt đầu bôi bất kỳ sản phẩm trị sẹo nào.

Bạn không nên sử dụng kem trị sẹo tại chỗ trên vết thương hở. Chăm sóc đúng cách luôn là biện pháp đầu tiên cần thực hiện để giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sẹo. Nếu bạn không chắc chắn đó có phải là sẹo hay không, hãy trao đổi với bác sĩ da liễu về vấn đề này.

  • Sẹo phẫu thuật

Trong trường hợp bị thương ngoài da, bạn phải đợi cho đến khi lớp da mới hình thành lành hẳn và nếu có vảy, hãy đợi cho đến khi vảy bong ra.

Hãy giữ ẩm cho vết thương để giúp ngăn ngừa hình thành vảy và rút ngắn thời gian lành. Nếu vết thương đóng vảy, bạn không được cạy nó, vì điều này có thể khiến vết thương hở lại, làm chậm thời gian lành thương và dẫn đến hình thành nhiều sẹo hơn.

Khi không còn vảy và vết thương đã đóng lại rõ ràng (có nghĩa là da đã lành), bạn có thể bắt đầu chăm sóc vết sẹo bằng kem hoặc dầu bôi ngoài da. Bạn cần chăm sóc vết sẹo khác nhau ở mỗi giai đoạn lành sẹo để có kết quả tốt nhất và duy trì sức khỏe làn da. Lúc đầu, hãy nhẹ nhàng khi thoa sản phẩm chăm sóc sẹo vì lớp da mới có thể không đủ khỏe để chịu được áp lực quá lớn. Sau 2 tuần kể từ khi bị thương, da của bạn sẽ đủ khỏe để bắt đầu xoa bóp vết sẹo. Xoa bóp sẹo đã được chứng minh là làm tăng hiệu quả của việc chăm sóc sẹo, giúp ngăn ngừa sự phát triển của sẹo phì đại hoặc sẹo lồi bằng cách làm suy giảm collagen quá mức. Chăm sóc vết sẹo của bạn trong ít nhất 6 đến 8 tuần để có kết quả tốt nhất.

  • Sẹo bỏng

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng và phạm vi của nó, có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hoàn toàn. Hãy nhớ rằng hầu hết các loại kem và thuốc trị sẹo không dành cho vết thương bỏng hở, mà dành cho sẹo bỏng đã lành.

Sau khi quá trình lành vết thương hoàn tất, tốt nhất bạn nên chăm sóc vết sẹo càng sớm càng tốt để ngăn hình thành sẹo co cứng. Giống như bất kỳ vết sẹo nào, không bôi bất kỳ sản phẩm chăm sóc sẹo nào trước khi vết bỏng nhẹ đã lành hoàn toàn. Nếu vết bỏng của bạn để lại sẹo, việc chăm sóc vết bỏng có thể giúp vết bỏng trông mềm mại và mịn màng hơn. Quá trình này mất khoảng 2 tuần. Sẹo bỏng đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, vì vậy tốt nhất bạn nên che chắn sẹo khi ra ngoài trời hoặc thoa sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF phù hợp.

  • Sẹo mụn

Việc chăm sóc sẹo không nên bắt đầu trên vết thương hở. Đối với trường hợp bị mụn trứng cá, bạn nên đợi cho đến khi hết mụn rồi bắt đầu thoa sản phẩm chăm sóc sẹo. Không cạy hoặc nặn mụn vì chúng có khả năng vỡ ra, phá vỡ hàng rào bảo vệ da và làm chậm quá trình điều trị sẹo.

Tóm lại, khi chăm sóc vết sẹo bạn cần phải đợi cho đến khi vết thương ban đầu lành hẳn. Tránh bôi thuốc trị sẹo lên vết thương hở. Sau khi da đã lành, bạn có thể bắt đầu tăng cường chăm sóc sẹo để giúp giảm mẩn đỏ và lộ vết sẹo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

51.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan