Điều gì sẽ xảy ra khi loại bỏ răng khôn?

Răng khôn thường mọc lệch sang một bên, mọc kẹt, đẩy răng bên cạnh... gây đau, khó chịu cho bạn. Do đó, việc nhổ răng khôn là cần thiết với một số trường hợp. Vậy khi loại bỏ răng khôn điều gì sẽ xảy ra? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về việc nhổ răng khôn.

1. Tại sao cần loại bỏ răng khôn?

Răng khôn mọc đánh dấu mốc bạn đã trưởng thành vì nó thường xuất hiện khi bạn trong độ tuổi từ 17 đến 21. Đó là chiếc răng hàm thứ 3 và cũng có vai trò như những chiếc răng khác.

Nhổ răng là một thủ thuật thường thấy trong nha khoa. Tuy nhiên, việc loại bỏ những chiếc răng khôn lại không hề đơn giản nếu chúng chưa mọc hẳn. Răng khôn mọc ở 4 vị trí, trên cùng và bên dưới phía sau khóe miệng của bạn. Do đó, chúng có thể mọc lệch sang một bên, chỉ mọc một phần hoặc bị kẹt, dẫn đến đau, nhiễm trùng, sưng nướu và mặt... Khi có bất kỳ điều kiện nào trong số này phát sinh, nha sĩ sẽ cân nhắc và xác định rằng việc nhổ răng khôn có cần thiết hay không.

Trong một số trường hợp, để ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn của răng khôn ảnh hưởng trong tương lai, một số nha sĩ vẫn khuyên bạn nên nhổ răng khôn ngay cả khi răng bị va chạm hiện không gặp phải vấn đề gì.

Răng khôn được các nha sĩ cho chỉ định nhổ trong các trường hợp:

  • Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể tạo điều kiện cho thức ăn bị mắc kẹt khiến cho vi khuẩn gây sâu răng có cơ hội phát triển gây tình trạng nướu bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại hoặc nghiêm trọng;
  • Răng khôn mọc quá xa và làm hỏng má hoặc nướu;
  • Bạn cần một cuộc phẫu thuật để di chuyển hàm của bạn về phía trước hoặc phía sau;
  • Răng khôn mọc lệch một phần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu và tạo ổ nhiễm trùng. Điều này cũng có thể dẫn đến đau, sưng và cứng hàm;
  • Một số người tự nguyện xin nhổ răng khôn vì cho rằng nó sẽ mọc chen chúc hoặc làm hỏng các răng lân cận;
  • Răng khôn mọc không đúng vị trí bị va chạm có thể hình thành nên các u nang phía trên hoặc gần răng bị va chạm. Điều này có thể làm hỏng chân răng của các răng lân cận hoặc phá hủy phần xương nâng đỡ;
  • Sâu răng.
Răng 8 bị sâu cần được nhổ răng khôn để điều trị
Sâu răng là một trong các nguyên nhân cần nhổ răng khôn

2. Điều gì sẽ xảy ra khi loại bỏ răng khôn?

2.1. Trong quá trình nhổ răng khôn

Các nha sĩ trước đây đã xác định có nên loại bỏ răng khôn hay không bằng cách thăm khám. Trước khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ (đông cứng) vùng sẽ nhổ. Có thể gây mê tổng quát nếu cần loại bỏ nhiều răng khôn cùng một lúc. Thuốc gây mê toàn thân giúp ngăn chặn cơn đau trên toàn bộ cơ thể và sẽ khiến bạn ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật. Nha sĩ có thể yêu cầu bạn không nên ăn hoặc uống vào đêm trước khi phẫu thuật.

Để loại bỏ răng khôn, nha sĩ sẽ mở mô nướu trên răng và lấy bất kỳ phần xương nào che phủ. Bác sĩ sẽ tách mô nối răng với xương và sau đó nhổ bỏ răng. Đôi khi nha sĩ sẽ cắt răng thành nhiều mảnh nhỏ hơn để dễ lấy ra.

Sau khi răng được lấy ra, bạn có thể cần phải khâu lại. Một số vết khâu sẽ tự tiêu biến theo thời gian và một số phải cắt bỏ sau vài ngày. Nha sĩ sẽ cho bạn biết liệu vết khâu có cần phải được cắt chỉ hay không. Cắn chặt miếng gạc bông đặt lên vết thương sẽ giúp cầm máu.

2.2. Trong quá trình phục hồi sau nhổ răng khôn

Trong hầu hết các trường hợp, thời gian hồi phục chỉ kéo dài vài ngày. Để giảm đau và khó chịu, có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Bác sĩ phẫu thuật nha khoa của bạn có thể kê toa thuốc giảm đau, nếu cần thiết. Thuốc kháng sinh cũng có thể được kê trước khi tiến hành thủ thuật để loại bỏ bất kỳ nhiễm trùng nào xung quanh răng khôn.

Sau khi nhổ răng, điều quan trọng là phải tiếp tục dùng thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng thêm. Các mẹo sau đây sẽ giúp tăng tốc độ khôi phục của bạn:

  • Cắn nhẹ vào miếng gạc theo định kỳ và thay miếng gạc khi chúng thấm máu. Gọi cho nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật nếu bạn vẫn bị chảy máu 24 giờ sau khi phẫu thuật;
  • Khi miệng của bạn bị tê, hãy cẩn thận không cắn vào bên trong má hoặc môi, lưỡi;
  • Không nằm thẳng vì tư thế này có thể kéo dài thời gian chảy máu;
  • Thử dùng túi đá chườm bên ngoài má. Sử dụng liên tục 15 đến 20 phút mỗi lần trong 24 giờ đầu tiên. Bạn có thể sử dụng nhiệt ẩm (chẳng hạn như khăn mặt ngâm trong nước ấm) trong 2 hoặc 3 ngày sau đó;
  • Không nên hoạt động thể chất vì có thể làm tăng chảy máu;
  • Ăn thức ăn mềm, súp loãng hay cháo. Dần dần thêm thức ăn rắn vào chế độ ăn uống của bạn khi quá trình chữa bệnh tiến triển;
  • Sử dụng ống hút nên được hạn chế tuyệt đối trong vài ngày đầu. Ngậm ống hút có thể làm lỏng cục máu đông và làm chậm quá trình lành vết thương;
  • Sau 24 giờ, súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày để giảm sưng, giảm đau.
  • Tuyệt đối không hút thuốc trong ít nhất 1 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Động tác mút có thể làm lỏng cục máu đông và làm chậm quá trình lành vết thương. Ngoài ra, hút thuốc làm giảm nguồn cung cấp máu và có thể mang vi trùng và chất gây ô nhiễm đến khu vực phẫu thuật;
  • Tránh chà xát khu vực bằng lưỡi của bạn hoặc chạm vào nó bằng ngón tay;
  • Tiếp tục chải răng và lưỡi cẩn thận.
Cắn nhẹ vào miếng gạc
Sau nhổ răng khôn bạn cần cắn nhẹ vào miếng gạc theo hướng dẫn của Nha sĩ

2.3. Rủi ro có thể gặp phải khi loại bỏ răng khôn

Nhổ răng khôn có sao không hay những rủi ro biến chứng liên quan đến việc nhổ răng khôn là gì? thường khiến nhiều người lo lắng. Thông thường, ở những người trên 35 tuổi, những biến chứng liên quan đến việc nhổ răng khôn lớn hơn những người trẻ. Những người trên 50 tuổi phải đối mặt với việc nhổ răng có nguy cơ bị biến chứng cao hơn vì xương hợp nhất với răng khi chúng ta già đi.

Sau khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn có thể gặp phải các tình trạng:

  • Đau và sưng ở lợi và ổ răng nơi răng bị nhổ;
  • Chảy máu không ngừng trong khoảng 24 giờ;
  • Khó hoặc đau khi mở hàm;
  • Nướu răng chậm lành;
  • Tình trạng viêm đau đớn được gọi là ổ khô, xảy ra nếu cục máu đông bảo vệ bị mất quá sớm;
  • Tê miệng và môi sau khi thuốc hết tác dụng, do chấn thương hoặc viêm dây thần kinh hàm.

Các tác dụng phụ hiếm gặp, bao gồm:

  • Tê trong miệng hoặc môi không biến mất;
  • Gãy hàm nếu răng được gắn chặt vào xương hàm;
  • Một lỗ thông vào xoang khi chiếc răng khôn được nhổ ra khỏi hàm trên;
  • Phẫu thuật nha khoa có thể khiến vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể;
  • Thuốc gây mê (cục bộ hoặc toàn phần) hầu như luôn được sử dụng trong quá trình nhổ răng. Tất cả các cuộc phẫu thuật sử dụng thuốc gây mê toàn thân đều có nguy cơ tử vong nhỏ hoặc các biến chứng khác.

3. Nếu không nhổ răng khôn thì sao?

Một số người có tâm lý “nếu không nhổ răng khôn thì sao” mặc dù nó gây ra cảm giác khó chịu. Trường hợp răng khôn bị ảnh hưởng không được nhổ, những điều sau có thể xảy ra:

  • Dịch chuyển răng: Răng khôn bị ảnh hưởng có thể làm dịch chuyển các răng xung quanh, gây ra khớp cắn không đều và đau đớn.
  • Mất xương và mở rộng hàm: Răng khôn bị ảnh hưởng có thể đóng một vai trò trong việc tiêu xương và mở rộng hàm.
  • Tắc nghẽn: Răng khôn có thể góp phần gây ra tắc nghẽn xoang và đau đầu.
  • U nang và khối u: Răng khôn bị tác động có thể là một yếu tố trong sự phát triển của các khối u hoặc u nang phá hủy xương, bao gồm cả sự hình thành u nang ở mô nướu xung quanh.
  • Kích ứng mô nướu: Mô nướu xung quanh răng khôn bị tác động có xu hướng dễ bị kích ứng nướu hơn. Nếu răng khôn không mọc hoàn toàn và bị khấp khểnh, việc vệ sinh nướu có thể trở nên khó khăn.
  • Túi nha chu, sâu răng và tiêu xương: Khó vệ sinh nướu răng dễ khiến các mảnh vụn bám lại, tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn. Kết quả là vi khuẩn có thể tạo ra các túi nha chu, lỗ sâu răng và dẫn đến tiêu xương.
  • Thay đổi về chỉnh nharăng giả: Đối với trẻ em, răng khôn có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả chỉnh nha. Đối với người cao tuổi, răng khôn có thể làm suy giảm chức năng của răng giả.

Tóm lại, răng khôn có thể bị lệch sang một bên, chỉ mọc một phần hoặc kẹt dẫn đến đau, nhiễm trùng, sưng nướu... Khi có bất kỳ điều kiện nào trong số này phát sinh, bạn nên đến gặp nha sĩ để cân nhắc và xác định rằng việc nhổ răng khôn có cần thiết hay không.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthlinkbc.ca, yourdentistryguide.com, mouthhealthy.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan