Mắt nhức mỏi sợ ánh sáng là bệnh gì?

Mắt nhức mỏi sợ ánh sáng là tình trạng rất khó chịu, có thể là triệu chứng của các bệnh tại mắt hoặc nghiêm trọng hơn là các bệnh lý tại não. Vậy nguyên nhân nào khiến mắt nhức mỏi sợ ánh sáng và người bệnh cần làm gì khi gặp tình trạng này?

1. Mắt nhức mỏi sợ ánh sáng là gì?

Mắt sợ nhìn ánh sáng xảy ra khi mắt không còn khả năng dung nạp ánh sáng từ nhiều nguồn khác nhau, như ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ đèn điện... Khi đó, người bệnh sẽ nheo hoặc nhắm mắt ngay lập tức. Đi kèm với hiện tượng mắt sợ nhìn ánh sáng là cảm giác nhức mỏi mắt thường xuyên. Nghiêm trọng hơn có người bệnh trở nên cực kỳ nhạy cảm với bất kỳ nguồn sáng nào.

2. Mắt nhức mỏi sợ ánh sáng là bệnh gì?

Chứng mắt nhức mỏi sợ ánh sáng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm bệnh tại mắt và các bệnh liên quan đến não bộ.

2.1. Các bệnh lý về mắt

  • Trầy xước giác mạc: Giác mạc là bộ phận cực kỳ quan trọng vì chịu trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng để cung cấp khả năng quan sát cho mắt. Một số tổn thương như nhiễm trùng, chấn thương hay viêm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe giác mạc nói riêng và của mắt nói chung, từ đó dẫn đến nguy cơ trầy xước giác mạc và khiến chứng mắt nhức mỏi sợ ánh sáng xuất hiện. Bên cạnh đó, giác mạc còn có thể trầy xước khi tiếp xúc với cát bụi, hạt kim loại hoặc các dị vật khác;
  • Viêm củng mạc: Bệnh lý này phổ biến ở độ tuổi 30-50 và thường đi kèm các yếu tố liên quan đến hệ thống lupus trong cơ thể. Những dấu hiệu đầu tiên của viêm củng mạc là đau, nhìn mờ hoặc chảy nước mắt liên tục, kèm theo đó là tình trạng mắt nhức mỏimắt sợ nhìn ánh sáng;
  • Viêm kết mạc: Hay còn gọi là chứng đau mắt đỏ, xảy ra khi lớp mô bao phủ lòng trắng của mắt bị nhiễm trùng. Viêm kết mạc xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn, virus và do dị ứng. Triệu chứng viêm kết mạc bao gồm đỏ mắt, ngứa, đau và đặc biệt tình trạng mắt sợ nhìn ánh sáng;
  • Bệnh khô mắt: Tuyến lệ không sản xuất đủ nước mắt hoặc có sản xuất nhưng nước mắt không đạt yêu cầu đều sẽ dẫn đến bệnh khô mắt. Căn bệnh này thường gặp ở người già, môi trường sống không tốt hoặc do tác dụng phụ của thuốc và một số bệnh lý khác. Bệnh khô mắt biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó bao gồm tình trạng mắt nhức mỏi sợ ánh sáng.

2.2. Các bệnh lý của não bộ

Ngoài các nguyên nhân tại mắt, tình trạng mắt nhức mỏi sợ ánh sáng còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan đến não như sau:

  • Xuất huyết dưới màng nhện: Đây là bệnh lý nguy hiểm và rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Trong đó, tình trạng mắt sợ nhìn ánh sáng kèm theo nhức mỏi tuy không đặc hiệu nhưng lại là dấu hiệu cảnh bảo của căn bệnh này. Do đó khi gặp triệu chứng này thì chúng ta không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị;
  • Viêm não: Tương tự xuất huyết dưới màng nhện, viêm não cũng rất nguy hiểm. Viêm não kéo dài mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến thị lực, trong đó bao gồm chứng mắt sợ nhìn ánh sáng;
  • Viêm màng não: Mắt nhức mỏi sợ ánh sáng là triệu chứng thường xảy ra ở bệnh nhân viêm màng não. Bệnh lý này gây tổn thương não nghiêm trọng, có thể gây co giật và dẫn đến tử vong;
  • Chứng đau đầu Migraine: Đau đầu migraine là bệnh lý chủ yếu xuất phát do căng thẳng, môi trường hoặc do thay đổi nội tiết tố phụ nữ. Triệu chứng mắt nhức mỏi và sợ ánh sáng kèm theo đau đầu gợi ý đến hội chứng đau đầu migraine, đặc biệt là ở nữ giới.

3. Điều trị chứng mắt nhức mỏi sợ ánh sáng

Tình trạng mắt sợ nhìn ánh sáng kèm theo nhức mỏi cần được bác sĩ thăm khám tại bệnh viện, qua đó xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau tại nhà:

  • Điều chỉnh mức độ sáng của đèn điện trong nhà cho phù hợp. Lưu ý: Tránh để nguồn sáng quá mạnh trong nhà gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt;
  • Có các biện pháp hạn chế tiếp xúc với tia UV khi ra ngoài trời, như đội mũ rộng vành và đeo kính mát, qua đó giúp kiểm soát tình trạng mắt nhức mỏi sợ ánh sáng hiệu quả hơn;
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể phải đeo kính áp tròng để giảm lượng ánh sáng và điều hoà khả năng nhìn của mắt.

Câu hỏi đặt ra là khi nào bệnh nhân bị chứng mắt nhức mỏi sợ ánh sáng cần gặp bác sĩ? Theo đó, người bệnh cần đến bệnh viện khi có những vấn đề sau:

  • Mắt nhạy cảm nghiêm trọng với nguồn sáng, kể cả ánh đèn bình thường trong nhà cũng gây khó chịu;
  • Mắt nhức mỏi sợ ánh sáng đi kèm các triệu chứng khác như đau đầu, mắt đỏ hoặc giảm thị lực;
  • Mắt sợ nhìn ánh sáng diễn ra dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh.

4. Phòng ngừa tình trạng mắt nhức mỏi sợ ánh sáng

Để kiểm soát tình trạng này hiệu quả, người bệnh cần đến bv để tìm ra phương pháp điều trị tận gốc từ các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, người bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa mắt nhức mỏi và sợ ánh sáng sau đây:

  • Chú ý bảo vệ và giữ gìn vệ sinh đôi mắt để đảm bảo duy trì thị lực một cách tốt nhất;
  • Tránh các tác nhân bên ngoài có thể dẫn đến chứng đau đầu Migraine;
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm màng não;
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng để đảm bảo sát khuẩn;
  • Chủ động tiêm phòng các bệnh về não hoặc viêm màng não để hạn chế tình trạng mắt nhức mỏi sợ ánh sáng xảy ra.

Có thể thấy, sức khỏe của đôi mắt là vô cùng quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta. Do đó khi thấy kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt, chúng ta cần nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở u tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và có hướng xử trí phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan