Người bị bệnh gút kiêng ăn gì?

Bệnh gút (gout) còn được gọi là thống phong. Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây cảm giác đau đớn khi nồng độ axit uric trong máu cao khiến các tinh thể hình thành và tích tụ trong và xung quanh khớp. Căn bệnh này có thể được kiểm soát bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người bệnh gút kiêng ăn gì?

1. Nguyên nhân gây ra bệnh gút

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là tăng cao làm dư thừa lượng axit uric trong máu. Cơ thể tạo ra axit uric trong quá trình phân hủy purin. Đây là những hợp chất hóa học được tìm thấy với lượng lớn trong một số loại thực phẩm như thịt, gia cầm và hải sản.

Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu qua thận. Nếu một người tạo ra quá nhiều axit uric hoặc không bài tiết đủ thì nó có thể tích tụ và hình thành các tinh thể giống như kim. Những nguyên nhân này gây ra tình trạng viêm và đau ở các khớp, mô xung quanh.

Một số yếu tố có khả năng tăng axit uric trong máu và gây ra bệnh gút như:

  • Tuổi tác: Bệnh gút thường diễn ra phổ biến hơn ở người lớn tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ em.
  • Giới tính: Ở những người dưới 65 tuổi, bệnh gút xảy ra ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới. Tỷ lệ này giảm nhẹ ở những người trên 65 tuổi xuống còn gấp ba lần.
  • Di truyền: Tiền sử gia đình mắc bệnh gút có thể làm tăng khả năng mắc bệnh này của một người.
  • Lối sống không lành mạnh: Uống rượu làm cản trở việc loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều purin cũng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Cả hai điều này đều có thể dẫn đến bệnh gút.
  • Tiếp xúc nhiều với chì: Tiếp xúc nhiều với chì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Chúng bao gồm một số thuốc lợi tiểu và thuốc có chứa salicylate.
  • Cân nặng: Những người thừa cân, béo phì, lượng mỡ nội tạng cao có khả năng gây ra bệnh gút một cách gián tiếp.
  • Suy thận và các tình trạng khác của thận có thể làm giảm khả năng loại bỏ chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao, dẫn đến bệnh gút.

Xem ngay: Chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh Gout

bệnh gút kiêng ăn gì
Giải đáp bệnh gút kiêng ăn gì?


2. Bị bệnh gút kiêng ăn những gì?

Chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gút có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Tuy rằng, đây không phải là cách chữa bệnh, nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ tái phát các cơn gút và làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp. Vậy bị gút kiêng ăn gì?

2.1. Nội tạng

Người bệnh gút cần tránh các loại thịt như gan, thận và bánh mì ngọt, có hàm lượng purin cao và góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Nội tạng chứa nhiều đạm sẽ làm cho người bị gút trở nên nặng hơn, sưng to và đau hơn.

2.2.Thịt đỏ

Hạn chế ăn các loại thịt bò, dê, lợn,... Thịt đỏ sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên loại hẳn thịt đỏ ra khỏi bữa ăn vì chúng góp phần quan trọng trong việc cung cấp năng lượng hằng ngày cho cơ thể. Theo đó, người bị gút cần ăn một lượng vừa phải để tránh làm bệnh gút trở nên tồi tệ hơn.

2.3. Hải sản

Một số loại hải sản chẳng hạn như cá cơm, cá mòi và cá ngừ,... có hàm lượng purin cao hơn các loại khác. Tuy nhiên, cá vẫn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tổng thể hơn nguy cơ đối với những người bị bệnh gút. Vì thế, bạn chỉ cần giảm lượng cá nạp vào cơ thể.

2.4. Các loại rau có nhiều purin

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại rau chứa nhiều purin như măng tây và su hào, cải xoăn,... không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc các cơn gút tái phát. Tuy nhiên, cần hạn chế chúng trong thực đơn ăn kiêng của bạn.

2.5. Rượu

Bia và rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và các cơn tái phát. Uống một ít rượu vang sẽ không làm tăng nguy cơ bị bệnh gút. Tuy nhiên, bạn cần tránh uống rượu, bia trong các cơn gút tái phát và hạn chế uống chúng.

2.6. Thức ăn và đồ uống có đường

Người bệnh gút nên hạn chế hoặc tránh thực phẩm có đường như ngũ cốc có đường, bánh mì và kẹo. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ nước trái cây ngọt tự nhiên.

2.7. Đồ ăn chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, nem chua, lạp xưởng,... sẽ làm cơn gút trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn cần thay thế chúng bằng các thực phẩm tươi mới và tự chế biến.

bệnh gút kiêng ăn gì
Người bị bệnh gút kiêng ăn đồ ăn chế biến sẵn

3. Người bị nên gút ăn những gì?

Ngoài các thực phẩm cần tránh, thì người bệnh gút nên lựa chọn những thực phẩm sau đây để cân bằng dinh dưỡng:

  • Uống nước thường xuyên.
  • Bổ sung vitamin C cho cơ thể giúp giảm nồng độ axit uric.
  • Cà phê: Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê điều độ, đặc biệt là cà phê có chứa caffein có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Tuy nhiên, bạn nên cần nhắc nếu bạn mắc các bệnh lý khác không thể uống cà phê nhiều.
  • Yến mạch, ngũ cốc.
  • Trà xanh.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chế độ ăn kiêng hợp lý cho người bị gút. Tuy nhiên, những người bị bệnh gút thực hiện theo chế độ ăn kiêng nói chung thì vẫn cần kết hợp với uống thuốc để giảm đau và giảm nồng độ axit uric, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan