Nguy cơ tử vong nếu tự ngừng uống thuốc lao

Điều trị lao cần thực hiện trong thời gian dài cho nên nhiều người khi không được sự nhắc nhở có thể quên hay tự ý ngưng dùng thuốc mà không biết điều này có thể là nguy cơ ảnh hưởng chính tới tính mạng của họ và những người xung quanh do mắc phải lao siêu kháng thuốc.

1. Dùng thuốc điều trị bệnh lao như thế nào?

Điều trị lao ngày nay vẫn là vấn đề rất được ngành y tế quan tâm do tỷ lệ lao kháng thuốc tăng cao. Vì vậy, việc dùng thuốc cần phải phối hợp nhiều loại thuốc điều trị. Thuốc điều trị lao được lựa chọn trên nhiều loại kháng sinh, mỗi loại có một tác động khác nhau trên vi khuẩn như diệt khuẩn, kìm khuẩn,... để phối hợp lại thành tổ hợp thuốc chống lao.

Một số nguyên tắc khi dùng thuốc điều trị lao cần lưu ý như:

  • Thông thường, ở những trường hợp lao nhạy cảm thì việc dùng thuốc trong giai đoạn tấn công dùng ít nhất 3 loại còn duy trì dùng ít nhất 2 loại có hiệu lực diệt vi khuẩn. Giai đoạn tấn công kéo dài 2 - 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 - 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát.
  • Tuy nhiên, với trường hợp lao kháng thuốc, cần dùng tới 5 loại tấn công và 4 loại thuốc có tác dụng duy trì.
  • Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và uống xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa.
  • Trong giai đoạn có khả năng lây nhiễm, người bệnh cần phải được quản lý chặt tại các cơ sở y tế.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và theo dõi các xét nghiệm để giúp đánh giá tình trạng bệnh lý và nguy cơ tai biến do dùng thuốc kháng lao trong thời gian dài gây ra để óc biện pháp khắc phục sớm.

Như vậy, việc dùng thuốc đúng liều đúng thời gian rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và đề phòng nguy cơ tái phát, mắc lao kháng thuốc sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Tự ý ngừng uống thuốc lao trong khoảng thời gian điều trị rất nguy hiểm
Tự ý ngừng uống thuốc lao trong khoảng thời gian điều trị rất nguy hiểm

2. Nguy cơ tử vong nếu tự ngừng uống thuốc lao

Người bệnh khi mắc bệnh lao cần dùng thuốc ít nhất trong vòng 6 tháng hay thậm chí, những người gặp phải tình trạng lao kháng thuốc còn phải dùng thuốc phối hợp điều trị trong thời gian từ 18 - 24 tháng liên tục. Trong khoảng thời gian 2 tháng đầu, người bệnh có nguy cơ lây nhiễm nên được dùng thuốc dưới sự chỉ dẫn của nhân viên y tế. Sau đó, thời gian còn lại thì người bệnh tự về nhà dùng thuốc, nhờ sự ghi nhớ của bản thân hay nhắc nhở của những người xung quanh.

Khoảng thời gian mà người bệnh dùng thuốc tại nhà, rất nhiều người quên hay tự ý ngừng uống thuốc lao bởi thấy khoảng thời gian dùng kéo dài và thấy các dấu hiệu không còn hay vì bất kỳ một nguyên nhân nào khác dẫn tới việc dừng uống thuốc.

Việc tự ý ngừng uống thuốc lao trong khoảng thời gian điều trị là điều rất nguy hiểm bởi người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí có nguy cơ tử vong bởi:

  • Nguy cơ tái nhiễm lao, vi khuẩn lao kháng thuốc: Khi tự ý ngưng thuốc, vi khuẩn lao trong cơ thể vẫn chưa được tiêu diệt triệt để, người bệnh có nguy cơ tái mắc lao kháng thuốc, thậm chí lao siêu kháng thuốc làm tăng nguy cơ tử vong. Bởi do nhiều năm qua, thuốc điều trị lao vẫn chưa có nhiều thay đổi tích cực. Nếu lao kháng thuốc thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao, tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc cho cộng đồng sẽ rất cao.
  • Đối mặt với nguy cơ do tác dụng phụ của thuốc kháng lao: Khi người bệnh không tuân thủ việc dùng thuốc đúng thời gian, gia tăng nguy cơ tái nhiễm, lao kháng thuốc. Lúc này, bệnh nhân phải dùng thuốc trong thời gian rất dài khoảng từ 18 - 24 tháng. Việc dùng thuốc thường xuyên như vậy sẽ tăng nguy cơ những tác dụng phụ nguy hiểm tới cơ thể như độc cho tế bào gan, gây tăng men gan, tổn thương gan làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Không chỉ vậy, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải các vấn đề khác như tổn thương mắt, rối loạn bệnh lý về máu, tăng acid uric máu, nhiễm độc thận, suy thận,...

Những tác dụng phụ của thuốc kháng lao cụ thể gồm:

  • Đối với thận: Gây ra suy thận cấp, hủy hoại tế bào ống thận cấp tính. Yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng trên được ghi nhận khi sử dụng Aminoglycosid (một loại thuốc điều trị lao) kéo dài hay liều cao, điều trị ngắt quãng hoặc điều trị thất thường với thuốc Rifampicin, sử dụng đồng thời với các thuốc có độc với thận, có bệnh về gan, tuổi cao, hạ huyết áp, giảm thể tích tuần hoàn, có tiền sử giảm chức năng thận, có bệnh thận từ trước, ung thư, tiểu đường,... là những yếu tố tăng nguy cơ độc cho thận.
  • Độc cho gan: Đây là tình trạng hay gặp nhất. Những biểu hiện lâm sàng như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt; có dấu hiệu gan to, xét nghiệm tăng men gan. Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc kháng lao như pyrazinamid, rifampicin. Đặc biệt là với những người phải dùng trong thời gian dài.
  • Gây nôn và buồn nôn: Triệu chứng này có thể gặp và gây khó chịu cho người bệnh khi dùng thuốc. Để hạn chế, có thể sử dụng loại thuốc có tác dụng phụ này sau ăn để giảm bớt tình trạng nôn và buồn nôn.
Tự ý ngừng uống thuốc lao có thể gây nôn
Tự ý ngừng uống thuốc lao có thể dẫn tới nguy cơ tái nhiễm lao
  • Trên da: Sạm da, thường là do thuốc pyrazinamide gây ra, để giảm bớt tác dụng phụ này không nên đi ra ngoài trời nắng, nếu phải đi thì mặc áo dài tay, mang khẩu trang, đội nón,... Ngoài ra, có thể gây ra phản ứng dị ứng mẩn ngứa trên da khi dùng thuốc kháng lao.
  • Khớp: Đau khớp có thể xảy ra khi dùng thuốc với biểu hiện lâm sàng như là đau khớp chân, vai, đầu gối,... và thường ở mức độ nhẹ. Có thể phải dùng thêm các loại thuốc giảm viêm.
  • Tổn thương ở mắt như: Gây ra tình trạng mù màu (thường không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), nhìn mờ, viêm thần kinh thị giác.
  • Rối loạn về máu: Mất bạch cầu hạt, giảm số lượng tiểu cầu, thiếu máu tán huyết.

Nhờ phương pháp điều trị lao kéo dài đủ thời gian mà có thể làm giảm được tỷ lệ tử vong do tình trạng bệnh lao gây ra. Tuy nhiên, để giảm bớt tỷ lệ tử vong và tình trạng lao siêu kháng thuốc thì rất cần sự phối hợp của cả người bệnh và nhân viên y tế. Người bệnh phải tuân thủ đúng việc điều trị chính là đang bảo vệ bản thân mình. Tuân thủ dùng thuốc kháng lao để tránh biến chứng nguy hiểm tới tính mạng là điều rất cần thiết và ngoài ra cần thăm khám, xét nghiệm định kỳ theo dõi các dấu hiệu bất thường, tiến triển của bệnh.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medinet.hochiminhcity.gov.vn, suckhoedoisong.vn, vnexpress.net

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan