Nguyên nhân tê bì tay chân ở người trẻ

Bệnh tê bì chân tay không chỉ là bệnh hay gặp ở người già, mà hiện nay đang có xu hướng phổ biến hơn ở người trẻ. Đây là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe đang suy yếu, nó cũng có thể là triệu chứng liên quan đến bệnh thần kinh ở người trẻ cần phải đặc biệt lưu tâm. Vậy cụ thể tê bì tay chân ở người trẻ là do khi ngủ dậy bị tê tay hay nguyên nhân gì khác và cần điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ được chia sẻ giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Nhận biết tê bì tay chân ở người trẻ

1.1. Bệnh tê bì tay chân ở người trẻ

Bệnh tê bì chân tay được thể hiện bằng cảm giác tê rần ở các vị trí của tay và chân của người bệnh, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Do vậy, người bị tê bì chân tay cần được phát hiện và điều trị bệnh từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng tê bì nặng lên, gây ra các cơn đau lan lên cổ, vai, gáy hoặc vùng đùi, hông,... của người bệnh. Nếu không được điều trị triệt để, các triệu chứng này có thể khiến người bệnh bị mất cảm giác.

Triệu chứng mất cảm giác, hoặc mất một phần cảm giác hoặc hoàn toàn mất cảm giác và có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Thực tế có 3 loại cảm giác chính mà người bệnh có thể cảm giác sờ, cảm giác đau và thay đổi nhiệt độ ở mức độ như nhau hoặc khác nhau.

Ở một vài trường hợp bị tê bì chân tay đi kèm với cảm giác đau nhói bất thường (như kim châm) không liên quan đến kích thích cảm giác (dị cảm), hoặc một số người bệnh có các biểu hiện khác chẳng hạn như đau, liệt chi, rối loạn chức năng dây thần kinh sọ não.

Một số ảnh hưởng không mong muốn của tê bì chân tay mãn tính ở người trẻ bao gồm:

  • Người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi bộ và lái xe
  • Người bị tê bì chân tay không phát hiện được các tổn thương nhiễm trùng, loét chân do đái tháo đường, chấn thương, dẫn đến phát hiện muộn và điều trị chậm.

Hiện nay, y học chia bệnh tê bì chân tay ở người trẻ làm 2 loại:

  • Tê bì chân tay do sinh lý: Đây là loại tê bì rất phổ biến, nó thường xảy ra khi người bệnh giữ nguyên tư thế đứng, ngồi, hoặc nằm hoặc khi cầm nắm vật nào đó quá lâu khiến các dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay. Tuy nhiên, triệu chứng của loại tê bì này sẽ hết nhanh và người bệnh không cần quá lo lắng.
  • Tê bì chân tay do bệnh lý: Hiện tượng tê bì này xảy ra trong một số bệnh lý và thường kèm theo những dấu hiệu khác. Người bệnh cần được chẩn đoán phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây tê bì chân tay ở người trẻ
Tê bì chân tay ở người trẻ có thể gây khó khăn trong sinh hoạt

1.2. Nguyên nhân tê bì tay chân ở người trẻ

Phần lớn bệnh tê bì chân tay gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, sự thay đổi lối sống và nhiều yếu tố môi trường hiện nay đã ghi nhận người bệnh tê bì chân tay có xu hướng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay ở người trẻ là gì? Nhiều bằng chứng y học đã chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến sau:

1.2.1. Thiếu dinh dưỡng

Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, khối lượng công việc lớn cũng như nhiều hoạt động vui chơi làm cho người trẻ có xu hướng hường bận bịu và thường không để ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thói quen ăn uống của người trẻ cũng thay đổi cho tiện lợi nhất với thời gian hạn hẹp của họ và thường không khoa học, không đủ chất dinh dưỡng. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến người trẻ bị thiếu đi các vitamin thiết yếu, đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể như vitamin nhóm B, vitamin Dcác khoáng chất quan trọng như canxi, kẽm, sắt,... người trẻ có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong đó có hiện tượng tê bì chân tay.

1.2.2. Ngủ không đủ giấc, hay căng thẳng quá mức

Đi kèm với nguyên nhân thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết thì nguyên nhân ngủ không đủ giấc và tình trạng căng thẳng quá mức cũng dễ dàng gây ra hiện tượng tê bì chân tay ở người trẻ.

Ở những người trẻ có giấc ngủ ngắn trong thời gian dài, kèm theo những căng thẳng sẽ khiến não bộ phải chịu áp lực lớn mà không được nghỉ ngơi, dẫn đến những tổn thương của dây thần kinh và có thể khiến người trẻ gặp phải tình trạng tê bì chân tay, run chân tay, chân tay không còn sức. Do đó, những người trẻ không nên tạo áp lực cho cơ thể, thay đổi thói quen không tốt và hãy duy trì kế hoạch ngủ đủ 8 tiếng một ngày, với một giấc ngủ sâu cùng chế độ dinh dưỡng khoa học và loại bỏ những căng thẳng không cần thiết để ngăn chặn và tránh được chứng tê bì chân tay.

1.2.3. Thừa cân, béo phì

Thừa cân béo phì là một trong nhưng hệ lụy của lối sống hiện đại như ngủ không đủ giấc, căng thẳng kéo dài và chế độ ăn không khoa học. Tình trạng thừa cân, béo phì này không chỉ liên quan đến ngoại hình, các bệnh rối loạn chuyển hóa, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe dây thần kinh, ảnh hưởng rất lớn đến hệ xương khớp và các chi gây ra tình trạng tê bì chân tay. Ngoài ra, những người trẻ bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh về xương khớp thường kèm theo tình trạng tê bì chân tay và sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được thăm khám cũng như chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây tê bì chân tay ở người trẻ
Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây tê bì chân tay ở người trẻ

1.2.4. Lười vận động

Lười vận động cũng là nguyên nhân phổ biến ở người trẻ hiện nay. Bởi họ quan tâm tới công việc nhiều hơn, hay những trò chơi điện tử phải ngồi lâu hoặc những người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều, hay đứng lâu rất dễ bị tê bì chân tay. Nguyên nhân khiến cho tình trạng tê chân tay ngày càng nghiêm trọng hơn.

1.2.5. Nằm, ngồi sai tư thế

Đây là nguyên nhân thường gặp ở nhiều người từng bị tê chân tay khi ngủ dậy. Nằm, ngồi sai tư thế vô thức, do người bệnh không kiểm soát được khi nằm hoặc ngồi sai tư thế làm cho máu lưu thông đến nuôi dưỡng các vị trí ở chân và tây chậm, dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay.

1.2.6. Sử dụng nhiều rượu bia

Thói quen sử dụng nhiều bia rượu trong các cuộc vui cũng thường gặp trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nhiều người trẻ bị rối loạn thần kinh do sử dụng chất kích thích như bia rượu trong thời gian dài. Những tổn thương dây thần kinh ở những trường hợp này gây ra tình trạng tê bì tay chân.

1.2.7. Người trẻ thiếu máu

Ở những người trẻ bị thiếu máu thường rất hay bị tê bì chân tay do lượng máu nuôi dưỡng cung cấp cho tế bào vùng ngoại vi không đủ.

1.2.8. Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý có các triệu chứng tê bì chân tay và cũng thường gặp ở người trẻ hiện nay. Những bệnh lý thường gặp ở người trẻ bị tê bì chân tay gồm:

Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề sức khỏe này chính là thói quen không tốt cho sức khỏe của người trẻ do ăn uống thiếu chất, nghỉ ngơi không đầy đủ và tình trạng căng thẳng kéo dài. Tất cả đều gây ra hiện tượng tê bì chân tay ở người trẻ tuổi. Do đó, hãy nghỉ ngơi, bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu vào thực đơn và cố gắng ngủ giấc là có thể loại bỏ triệu chứng tê bì chân tay.

2. Đừng bỏ qua chứng tê tay và chân ở người trẻ

Đừng bỏ qua chứng tê tay và chân ở người trẻ. Bắt đầu dần dần tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân thường xảy ra ở những người trưởng thành trong độ tuổi lao động do các hoạt động lặp đi lặp lại và mạnh mẽ, ví dụ: sử dụng bàn phím và chuột máy tính kéo dài. Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm dinh dưỡng kém (đặc biệt là thiếu vitamin nhóm B). Nhưng nếu cảm giác tê và ngứa ran nặng hơn và kèm theo đau, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại vi không được điều trị.

Điều trị tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc để giảm bớt các triệu chứng. Nếu bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh do đè ép lên dây thần kinh, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giảm bớt áp lực.

Tuy nhiên, không phải tất cả cảm giác tê bì đều là ​​biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng bạn nhất định không nên chủ quan bỏ qua. Thiếu vitamin, tiểu đường, suy thận và tổn thương thần kinh là một trong những nguyên nhân y tế gây ra các triệu chứng này.

Nếu tê kéo dài trong 2-3 ngày và không cải thiện, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Đối với những trường hợp không cải thiện sau 1 tuần và tình trạng tê lan ra các bộ phận khác của cơ thể, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được đánh giá và có hướng điều trị thích hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: vejthani.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan