Nguyên tắc điều trị Rối loạn chuyển hóa lipid máu

Bài viết được viết bởi PGS, TS, BSCK II Chu Hoàng Vân, Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là căn bệnh rất thường gặp, nếu không được điều trị sớm dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tắc mạch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên tắc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Rối loạn chuyển hóa lipid trong máu là gì?

Rối loạn chuyển hóa lipid trong máu là tình trang rối loạn hay dư thừa mỡ trong máu, ảnh hưởng đến 1 trong 4 thành phần quan trọng như: cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-Cholesterol và HDL-cholesterol. Nếu rối loạn này kéo dài sẽ gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, tắc mạch ..

Bình thường trong cơ thể cũng cần có lượng mỡ máu nhất định để tham gia quá trình chuyển hoá của cơ thể, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mỡ trong máu chỉ gây nên bệnh lý khi bị rối loạn (tăng hoặc giảm quá mức cho phép) .

Sự rối loạn lipid trong máu liên quan mật thiết tới chế độ ăn, mức độ sinh hoạt, vận động của cơ thể và có (hay không) những bệnh chuyển hoá liên quan (Glucose, Acid Uric trong máu) và tiền sử bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...) Sự phối hợp bệnh lý này làm cho bệnh nặng hơn và cần được tư vấn theo dõi lâu dài, điều trị cụ thể hơn, tích cực hơn, đúng cách hơn .

2. Chẩn đoán rối loạn lipid máu

Thường được đặt ra: khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi người bệnh đã có tiền sử hoặc có triệu chứng lâm sàng (thừa cân, béo phì, đau ngực, mệt ) hoặc gia đình có người bị rối loạn lipid máu.

Chẩn đoán được tiến hành bằng xét nghiệm các thành phần lipid máu: cholesterol toàn phần , triglyceride, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol và các xét nghiệm bệnh chuyển hoá liên quan (Glucose , Acid Uric, men gan, chức năng thận ..)

lipid test
Xét nghiệm lipid máu giúp chẩn đoán rối loạn lipid máu

3. Nguyên nhân rối loạn lipid trong máu

  • Thứ phát : do lối sống ít vận động ,hút thuốc lá ăn nhiều chất béo bão hoà ( thịt lợn , thịt đỏ ) . bệnh đường , thận hư , suy tuyến giáp hoặc do tác dụng phụ khi dùng thuốc ..)
  • Tiên phát : Tăng mỡ máu có tính chất gia đình / đột biến gen
  • Có (hay không) nguy cơ tim mạch đi kèm: tăng huyết áp, tiểu đường, gout. Gia đình có người bị bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp ...

4. Điều trị và dự phòng tái phát

  • Mục tiêu điều trị: đưa các giá trị xét nghiệm mỡ máu về bình thường: LDL-cholesterol < 2,6 mmol/l , Cholesterol toàn phần < 4 mmol/l , Tăng HDL-cholesterol > 1 , triglyceride < 1,7 mmol/l và giảm thiểu nguy cơ tim mạch với các bệnh phối hợp.
  • Nếu chỉ tăng đơn độc nhóm cholesterol: Dùng nhóm thuốc STATIN và nếu tăng triglyceride : dùng nhóm thuốc FIBRAT (đề phòng viêm tuỵ khi triglyceride tăng quá cao)
  • Nếu rối loạn lipid máu phối hợp (tăng cả 2 nhóm cholesterol và triglyceride ): thì dùng thuốc phối hợp 2 nhóm thuốc trên ( lưu ý tác dụng phụ đau cơ khi dùng thuốc phối hợp )
Tập thể dục giúp kích thích hệ sinh vật đường ruột đa dạng hơn
Thường xuyên vận động kết hợp chế độ ăn hợp lý rất tốt trong quá trình điều trị rối loạn lipid máu lâu dài

Kết hợp điều trị bệnh lý liên quan ( nếu có ) : tăng huyết áp, đái đường, gout mạn tính, gan nhiễm mỡ, men gan cao, creatinine trên bình thường

Nên định kỳ kiểm tra lại lâm sàng và xét nghiệm máu sau 30 ngày hoặc 3 tháng / lần – 6 tháng / lần tuỳ theo mức độ rối loạn Lipid máu và có bệnh phối hợp kèm theo .

Tư vấn : Để điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả lâu dài :

Cần có kế hoạch, phương pháp điều trị lâu dài, liên tục, có kiểm soát, cần phối hợp thuốc với thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp với điều kiện sống, làm việc, tránh gắng sức tâm lý và thể lực .

  • Nên vận động thường xuyên , hàng ngày (ít nhất 30 phút – 1 giờ ) , phù hợp với điều kiện sống và sức khỏe ,lứa tuổi . Các phương pháp vận động có thể ứng dụng với mỗi cá nhân : Đi bộ , đạp xe , chạy , bơi , tập bóng bàn , quần vợt ...
  • Chế độ ăn : giảm muối, mỡ bão hoà, đường tối đa, cũng như thịt đỏ, mỡ động vật, phủ tạng động vật tối đa, bỏ chất kích thích (thuốc lá , rượu mạnh...). Nên ăn cá, rau quả, thịt gà nhiều hơn, uống đủ nước ( > 1500 ml/ ngày ), có thể uống rượu vang đỏ ( 200-300 ml/ ngày. Tác dụng của vận động và thay đổi chế độ ăn là ổn định được cân nặng (duy trì BMI # 25)
  • Nên phối hợp với các thuốc chống ô xy hóa, ổn định mỡ máu, có hiệu quả lâu dài như: Vitamin E tự nhiên 400 mg 1v / ngày hoặc Armolipid plus , Omega 3 , 1v / ngày .

Những thuốc này có thể uống duy trì hàng tháng, hàng năm, nếu không bị tác dụng phụ, dị ứng, buộc phải ngừng thuốc (trường hợp đang mang thai, dùng lần đầu , nên tư vấn bác sĩ trực tiếp ).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan