Phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em

Chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi là vấn đề ngoại khoa có thể gặp trên bất kỳ đối tượng và lứa tuổi nào Tuy nhiên, nếu gặp ở trẻ em thì việc xử lí bằng phẫu thuật sẽ khó khăn hơn do đặc điểm giải phẫu đặc thù ở trẻ.

1. Phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em

Phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em được thực hiện nhằm mục đích phục hồi lại lưu thông dòng máu chảy và thuộc loại phẫu thuật mạch máu khó.

Đặc điểm đặc thù của mạch máu ở trẻ em là nhỏ, lại cộng thêm hiện tượng co thắt mạch xảy ra với mức độ nặng. Vì vậy, việc gây mê hồi sức trên đối tượng trẻ em cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với người trưởng thành.

2. Phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em được thực hiện khi nào?

thiếu máu
Trường hợp thiếu máu cấp tính chi được chỉ định phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em

Phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em được thực hiện trong những trường hợp có chỉ định như sau:

  • Chảy máu bắt nguồn từ vết thương mạch máu.
  • Dấu hiệu thiếu máu cấp tính chi do chấn thương, vết thương mạch máu gây ra.
  • Biểu hiện thiếu máu mạn tính trên chấn thương, vết thương cũ.

3. Phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em không được thực hiện khi nào?

Phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em sẽ không được tiến hành nếu xuất hiện chống chỉ định, bao gồm:

  • Có dấu hiệu thiếu máu không hồi phục ở bệnh nhi.
  • Tình trạng thiếu máu đã ở giai đoạn muộn, nguy cơ hội chứng tái tưới máu cao có khả năng ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhi, đặc biệt là đối với trường hợp những mạch máu lớn.
  • Bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân từ chối phẫu thuật.

4. Chuẩn bị phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em

Xét nghiệm nước tiểu
Mẫu xét nghiệm nước tiểu

  • Phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em là một phẫu thuật cấp cứu trên đối tượng bệnh nhân đặc thù là trẻ em. Do đó bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ cho quy trình phẫu thuật cấp cứu, bác sĩ cần thông báo, giải thích rõ cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân về tình trạng hiện tại, để được sự đồng ý tiến hành can thiệp phẫu thuật.
  • Bệnh nhân cần được hoàn thiện các xét nghiệm cần thiết bao gồm: Chụp Xquang ngực thẳng, xét nghiệm máu (nhóm máu, công thức máu, đông máu, chức năng gan thận, điện giải đồ), xét nghiệm nước tiểu.

5. Các tai biến có thể gặp đối với phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em

Các tai biến, biến chứng có thể xảy ra đối với phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em bao gồm:

  • Chảy máu sau phẫu thuật.
  • Tắc mạch sau phẫu thuật.
  • Hội chứng tái tưới máu: Hội chứng tái tưới máu xảy ra do hiện tượng thoát dịch vào mô kẽ sau phẫu thuật tái lập lưu thông mạch máu gây phù nề, chèn ép, thông thường đa số bệnh nhân chỉ cần kê cao chi thể là giải quyết được vấn đề, tuy nhiên một số ít trường hợp phải can thiệp nhiều hơn.
  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật.

6. Theo dõi sau phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em

Thuốc kháng viêm Corticoid
Bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc kháng sinh sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi, bệnh nhi sẽ được theo dõi các vấn đề sau:

  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và theo dõi biến chứng của gây mê.
  • Sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật và các điều trị cần thiết khác (truyền máu, truyền các thành phần của máu, cân bằng nước điện giải, thuốc chống đông, thuốc giảm đau,...).
  • Vệ sinh, thay băng vết thương.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

178 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec