Phẫu thuật điều trị hở mi mắt

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Bác sĩ Mắt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Hở mi mắt là tình trạng không an toàn cho mắt cụ thể là mắt không được bảo vệ hoàn toàn bởi hoạt động nhắm, mở của mi mắt. Vấn đề hở mi mắt nếu không được phát hiện và điều trị triệt để sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới thị lực của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp phẫu thuật hở mi mắt.

1. Vai trò của mi mắt

Bộ phận mi mắt đóng vai trò rất quan trọng đối với tính thẩm mỹ và hoạt động chức năng của đôi mắt. Mi mắt là một phức hợp gồm các bộ phận: da, cơ vòng mi, mô dưới da, sụn mi và kết mạc phần sụn mi giúp che kín toàn bộ phần mặt trước của mắt. Mi mắt nhắm kín có tác dụng chính là để bảo vệ nhãn cầu, giác mạc trước những chấn thương cơ học từ ngoài tác động và cung cấp độ ẩm cần thiết đảm bảo cho chức năng, hoạt động bình thường của mắt.

Ngoài ra mi mắt còn đóng vai trò:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cho mắt, góp phần tạo nên một đôi mắt đẹp.
  • Ngăn cản không cho bụi hoặc dị vật rơi vào mắt.
  • Mi mắt nhắm kín được bảo vệ cho mắt không bị khô khi ngủ.
  • Khi chớp mắt, nước mắt sẽ dàn đều ở lòng đen và lòng trắng giúp mắt luôn trơn ướt, nhìn rõ ràng và gạt bỏ bụi, dị vật, đa số vi khuẩn gây bệnh trong mắt.

2. Hở mi mắt: Nguy cơ mắc phải và biến chứng

Hở mi mắt là một tình trạng của mắt cụ thể là mi mắt không có khả năng khép kín lại ngay cả khi bệnh nhân đã chủ động nhắm mắt.

Để khẳng định chắc chắn, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra chức năng của dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt) bằng cách yêu cầu bệnh nhân thực hiện việc nhắm 2 mắt như đi ngủ hoặc nhắm chặt mắt chủ động. Nếu bác sĩ nhận thấy hình dạng mi mắt bị biến đổi, cơ chế bơm nước mắt bị ảnh hưởng, bề mặt nhãn cầu bị tổn thương thì sẽ chẩn đoán là bệnh nhân đã bị Hở mi mắt.

Nếu đã được chẩn đoán bị hở mí mắt, bạn cần điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng nặng nề đến các chức năng và hoạt động bình thường của mắt, về lâu dài cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh.

  • Nguyên nhân gây hở mí mắt
  • Liệt dây thần kinh mặt (cụ thể là dây thần kinh số VII)
  • Tổn thương cơ mặt hoặc tổn thương tại mắt
  • Khối u vùng mắt
  • Chấn thương sọ não
  • Bệnh lý về mắt như lồi mắt, lõm mắt, sẹo trong mắt...
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ (cắt mí, loại bỏ bọng mắt...), đa số các trường hợp là ở mi dưới
  • Có thể do di truyền: nhiều thành viên trong gia đình có tình trạng này thì khả năng rất cao bạn cũng sẽ gặp phải vấn đề đó.
  • Biến chứng thường gặp của hở mi mắt

Do đặc điểm cấu tạo của mắt luôn cần được bôi trơn để có thể hoạt động được bình thường. Cụ thể, khi mắt nhắm hoặc chớp mắt sẽ giúp cung cấp nước cho mắt, nước được bôi đều trên toàn bộ giác mạc, phần kết mạc phía trước nhãn cầu, giúp cho đôi mắt không bị mỏi và khô.

Khi mi mắt bị hở, không thể chớp mắt được, lâu dần mặt sẽ bị khô, mờ đục hay thậm chí là loét giác mạc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực, thậm chí trường hợp nặng có thể gây mù lòa.

Cần phải đề cập đến việc hở mi mắt khiến mắt không thể nhắm khi ngủ nên bị bụi bẩn và dị vật rơi vào mắt khiến mắt bị đau, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc...

tổn thương thần kinh thị giác.
Hở mi mắt gây ra nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến thị lưc, thậm chí mù lòa

3. Phẫu thuật điều trị hở mi mắt

3.1. Trước phẫu thuật

Khi bạn đã được chẩn đoán là hở mi mắt và có chỉ định phẫu thuật thì trong khoảng thời gian chờ phẫu thuật, bạn nên đeo kính để hạn chế các kích thích cho mắt cũng như các di vật bay vào mắt gây tổn thương nặng thêm.

Thường xuyên tra mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% hoặc dung dịch nước mắt nhân tạo. Khi ngủ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh hoặc các loại gel tra mắt như liposic, corneregel với mục đích giữ ẩm phần mắt bị hở.

3.2. Thực hiện phẫu thuật

Tùy tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho chỉ định uống hay tiêm thuốc an thần; gây tê cục bộ hay gây mê nếu người bệnh không hợp tác.

Với trường hợp hở mi mắt do nguyên nhân tê liệt dây thần kinh điều khiển hoạt động nhắm mở, chớp mắt. Thì phương pháp điều trị sẽ là châm cứu, kích thích vào huyệt vị của dây thần kinh này giúp nó hoạt động lại bình thường.

  • Phẫu thuật hở mi do sẹo gây lật mi
  • Đánh dấu phần có sẹo mi và vùng dự định làm vạt da
  • Gây tê tại vị trí tiến hành
  • Rạch da, cắt bỏ phần sẹo mi hay giải phóng các chỗ dính sao cho bờ mi trở lại vị trí giải phẫu ban đầu của nó
  • Khâu cò mi tạm thời
  • Lấy dấu vùng bị khuyết da mi
  • Ghép da: lấy da tại các vị trí sau tai, rước tai, mặt trong cánh tay để ghép
  • Dùng cách vạt da nếu vùng khuyết da mi nhỏ.
  • Phẫu thuật hở mi do liệt dây thần kinh VII
  • Khâu cò mi (thủ thuật này giúp mi nhắm kín, bảo vệ được mắt nhưng không phải là biện pháp lâu dài và triệt để được căn nguyên)

+ Cắt bỏ phần bờ mi tự do đối xứng của mi trên và mi dưới dài khoảng 4 – 5 mm, rộng 1mm, sâu 0,5 – 1mm (chú ý tránh xâm phạm vào hàng chân lông mi)

+ Khâu trực tiếp lên hai mép cắt mi trên và mi dưới xuyên qua sụn

3.3. Sau phẫu thuật

Tái khám lại đúng lịch: sau 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng

Bạn vẫn tiếp tục đeo kính hoặc đeo khiên che mát lúc ngủ để mắt được che kín

Tra thuốc và uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Theo dõi các dấu hiệu: sốt, sưng đau, cộm mắt, nóng rát...để tái khám ngay

Kết quả Human C1-esterase inhibitor máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý
Sau khi thực hiện phẫu thuật hở mi mắt, hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và đến tái khám đúng hẹn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan