Phẫu thuật nội soi cắt u niệu đạo, van niệu đạo

U niệu đạo hay van niệu đạo là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm hệ tiết niệu. Để điều trị u niệu đạo, van niệu đạo, người bệnh sẽ được phẫu thuật nội soi giúp tăng cường hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị và giảm bớt đau đớn cho người bệnh.

1. U niệu đạo, van niệu đạo là gì?

U niệu đạo là bệnh lý ác tính có tần suất hiếm gặp trong bệnh lý tiết niệu, là u xuất phát từ niêm mạc của niệu đạo.

Van niệu đạo gồm van niệu đạo trước và van niệu đạo sau. Van niệu đạo trước thực sự là một túi thừa ở niệu đạo trước, trong quá trình đi tiểu túi thừa này căng lên đẩy ra mép sau của miệng túi thừa lên ép vào niệu đạo trước. Van niệu đạo sau là một bất thường bẩm sinh do nếp gấp của niêm mạc niệu đại sau tạo nên giống như một màng chắn mỏng ngăn chặn sự tống thoát nước tiểu từ bàng quang. Van niệu đạo trước thường ít gây ảnh hưởng nhiều đến hệ thống tiết niệu, trong khi đó van niệu đạo sau là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận sớm và nặng ở trẻ em.

rò niệu đạo
U niệu đạo là bệnh lý ác tính có tần suất hiếm gặp trong bệnh lý tiết niệu

2. Chỉ định nội soi cắt u niệu đạo, van niệu đạo

Phẫu thuật nội soi cắt u niệu đạo được chỉ định cho tất cả các trường hợp u niệu đạo cần thiết phải cắt nội soi để chẩn đoán và phân loại giải phẫu bệnh. Các trường hợp van niệu đạo cần phải nội soi đốt và xẻ van vì những rối loạn và biến chứng.

Một số trường hợp người bệnh chống chỉ định với phẫu thuật nội soi cắt u niệu đạo, van niệu đạo gồm:

Trước khi tiến hành nội soi cắt u niệu đạo, van niệu đạo, người bệnh cần được vệ sinh vùng mu, thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu, siêu âm bụng, soi bàng quang, chụp X - quang niệu đạo bàng quang không hoặc có rặn tiểu, chụp cắt lớp đa lát cắt bụng chậu, chụp niệu đồ tĩnh mạch.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Người bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu nặng, chưa ổn định có chống chỉ định mổ cắt u niệu đạo

3. Tiến hành nội soi cắt u niệu đạo, van niệu đạo

Các bước nội soi cắt u niệu đạo, van niệu đạo bao gồm:

  • Gây tê tuỷ sống hoặc gây mê toàn thân
  • Tư thế: lithotomy
  • Sát trùng cơ quan sinh dục ngoài
  • Đưa máy cắt đốt nội soi vào niệu đạo (trong trường hợp niệu đạo nhỏ thì dùng máy soi niệu quản);
  • Kiểm tra các bệnh lý đi kèm của: Niệu đạo, tuyến tiền liệt, cổ bàng quang,niêm mạc bàng quang và 2 miệng niệu quản.
  • Tiến hành cắt u, van hoặc đốt hoặc xẻ van bằng điện đơn cực, lưỡng cực hoặc laser;
  • Lấy mô thử giải phẫu bệnh;
  • Đặt thông niệu đạo lưu.

Hậu phẫu, bệnh nhân rút thông niệu đạo sau 01 ngày trong trường hợp u niệu đạo, trong van niệu đạo sau thì có thể thời gian lưu thông niệu đạo kéo dài hơn tùy theo tình trạng suy thận, theo dõi tình trạng tiểu máu và nhiễm khuẩn niệu, chức năng thận nếu có suy thận trước phẫu thuật.

Với phương pháp phẫu thuật nội soi cắt u niệu đạo, van niệu đạo, người bệnh không có tai biến nghiêm trọng. Phương pháp này được cần được thực hiện ở bệnh viện có uy tín với đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan