Quy trình chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa số hoá xoá nền

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Trần Đức Tuấn - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Quy trình chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa số hóa xóa nền là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị bằng cách gây tắc mạch một phần hoặc hoàn toàn các nhánh tĩnh mạch thuộc hệ thống lách - cửa.

1. Chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa là gì?

Quy trình chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa số hóa xóa nền là phương pháp điều trị xâm nhập tối thiểu qua da, được thực hiện bằng cách đi qua nhu mô gan (hoặc đôi khi là nhu mô lách) để đi vào hệ thống tĩnh mạch lách - cửa. Sau đó, sử dụng các chất để gây tắc mạch một phần hoặc hoàn toàn các nhánh tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch lách - cửa

Các bệnh lý có chỉ định chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa bao gồm: giãn tĩnh mạch thực quản, u mạch dạng hang tĩnh mạch cửa hoặc nút nhánh phải tĩnh mạch cửa trước khi phẫu thuật cắt gan.

2. Chụp và can thiệp tĩnh mạch lách-cửa khi nào?

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Chụp và can thiệp tĩnh mạch lách-cửa khi tăng áp lực tĩnh mạch cửa

3. Chống chỉ định của can thiệp động mạch chủ

4. Chuẩn bị phương tiện, thuốc trước khi chụp và can thiệp động mạch chủ

Máy móc phương tiện

Các loại thuốc cần chuẩn bị

  • Thuốc tê tại chỗ.
  • Thuốc tiền mê và gây mê toàn thân nếu bệnh nhân có chỉ định.
  • Thuốc điều trị tình trạng rối loạn đông máu.
  • Thuốc đối quang iod tan trong nước.
  • Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc.

Vật liệu gây tắc mạch

  • Hạt nhựa tổng hợp PVA.
  • Xốp sinh học (gelfoam).
  • Keo sinh học (Histoacryl, Onyx...).
  • Vòng xoắn kim loại các kích cỡ (Coils).
  • Dù gây tắc mạch (Amplatzer vascular plugs).
Kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền DSA
Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)

5. Chuẩn bị người bệnh trước khi can thiệp động mạch chủ

  • Người bệnh được giải thích kỹ càng về thủ thuật và quy trình chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa số hóa xóa nền và đồng ý với các cam kết thủ thuật trước khi thực hiện.
  • Người bệnh cần phải nhịn ăn, nhịn uống trước đó 6 giờ hoặc có thể uống không quá 50ml nước.
  • Sau khi vào phòng can thiệp chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa, người bệnh nằm ngửa, được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như: nhịp thở, mạch đập, huyết áp, điện tim, khí máu động mạch bằng các loại máy móc.
  • Trường hợp người bệnh không hợp tác hoặc quá khích sẽ được chỉ định thuốc an thần.
  • Sát trùng bề mặt da bằng dung dịch sát khuẩn và phủ khăn vô khuẩn có lỗ.

6. Quy trình chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa số hóa xóa nền

Mở đường vào lòng mạch

  • Gây tê tại chỗ.
  • Sử dụng hệ thống kim chọc nhỏ (micropuncture) để chọc qua da vào nhu mô gan và đi vào hệ thống tĩnh mạch cửa trong gan. Một số trường hợp đặc biệt có thể chọc qua nhu mô lách để vào tĩnh mạch lách.
  • Đặt ống vào lòng mạch vào hệ thống tĩnh mạch cửa trong gan.

Chụp tĩnh mạch lách - cửa

  • Đưa ống thông Cobra và bộ dây dẫn (guidewire) vào thân chính của tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch lách
  • Sau đó, thay ống thông Cobra bằng ống thông Pigtail hoặc ống thông nhiều lỗ bên với dây dẫn dài 260mm.
  • Rút dây dẫn ra khỏi ống Pigtail và tiến hành chụp hệ thống tĩnh mạch lách-cửa số hóa xóa nền qua ống thông Pigtail.

Tiến hành gây tắc mạch

  • Nhờ vào hệ thống dây dẫn hoặc vi dây dẫn, bác sĩ sẽ đưa ống thông hoặc vi ống thông vào nhánh tĩnh mạch lách - cửa có yêu cầu nút mạch.
  • Gây tắc mạch chọn lọc nhánh tĩnh mạch này bằng các loại vật liệu gây tắc mạch đã trình bày ở trên.
  • Sau nút mạch cần chụp DSA kiểm tra sự lưu thông của các mạch máu còn lại.

Kết thúc thủ thuật can thiệp tĩnh mạch lách - cửa

  • Rút toàn bộ hệ thống ống thông và dây dẫn.
  • Rút ống vào lòng mạch.
  • Nhằm hạn chế tối đa biến chứng xuất huyết trong ổ bụng tại vị trí chọc dò vào nhu mô gan, ngay sau khi rút ống vào lòng mạch ra khỏi bao gan bác sĩ cần bít tắc nhánh tận của tĩnh mạch cửa bằng hệ thống vòng xoắn kim loại (Coils).
Gây tê
Thuốc gây tê được sử dụng trước khi thực hiện thủ thuật

7. Đánh giá kết quả sau chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa

Quy trình chụp và can thiệp tĩnh mạch lách-cửa số hóa xóa nền được xem là thành công dựa vào các tiêu chuẩn sau:

  • Gây tắc mạch bán phần hoặc hoàn toàn các nhánh tĩnh mạch chọn lọc có tổn thương thuộc hệ tĩnh mạch lách-cửa.
  • Các nhánh tĩnh mạch còn lại vẫn lưu thông tốt.

8. Tai biến và hướng xử trí sau khi can thiệp động mạch chủ

Chảy máu ổ bụng

Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do rách nhu mô gan hoặc rách bao gan tại vị trí mở đường vào tĩnh mạch cửa trong gan hoặc do vô tình làm tổn thương các mạch máu trong ổ bụng trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật can thiệp tĩnh mạch lách - cửa. Phương pháp xử trí:

  • Nếu chảy máu từ động mạch ở thành ngực hoặc động mạch gan thì tiến hành chụp DSA và gây tắc mạch máu đang chảy.
  • Nếu chảy máu từ các nhánh tĩnh mạch cửa thì có thể điều trị nội khoa, chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng.

Chảy máu trong đường mật

Đây là biến chứng nhẹ, thường tự khỏi mà không cần điều trị. Nguyên nhân chủ yếu là tổn thương vô tình đường mật trong gan do các thao tác khi tiến hành can thiệp tĩnh mạch lách - cửa.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc hiện đại trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

996 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan